• image07
  • image01
  • image02
  • image03
  • image04
  • image05
  • image06
  • image07
  • image07

Dù Ai Đi Ngược Về Xuôi - Nhớ Ngày Giỗ Tổ Mùng Mười Tháng Ba - Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) - Kỷ niệm 138 năm ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024). - Chào mừng Kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước (30/4/1945 - 30/4/2024) - Tìm hiểu, học tập và chấp hành pháp luật là trách nhiệm của mọi công dân
Xem thêm

Liên kết website

Lượt truy cập

Đi lên từ tình yêu Trầm hương

Khoảng chục năm trở lại đây, hai xã Phú Sơn và Phú Trung của huyện Tân Phú được mệnh danh là thủ phũ Trầm hương không chỉ của địa phương, mà còn có tiếng trong và ngoài tỉnh Đồng Nai. Để làm nên danh tiếng đó, không thể không nhắc đến lão nông Trương Thanh Khoan, ngụ tại ấp Phú Lâm 3, xã Phú Sơn, huyện Tân Phú, người đầu tiên tạo ra chế phẩm vi sinh kích thích tạo trầm hương trên cây dó bầu đã được Cục Sở Hữu Trí Tuệ Bộ Khoa Học Công Nghệ cấp bằng “độc quyền sáng chế phương pháp kích thích cây dó để tạo trầm”, cùng với “Giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa chế phẩm tạo trầm”.
 

Quyết tâm theo trầm

Lập nghiệp ở vùng đất Tân Phú Đồng Nai từ năm 1958, ngày qua ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” mà vẫn không sao khá nỗi. Đến năm 1979, cũng như nhiều người ôm giấc mộng đổi đời với trầm hương, ông Khoan gác hết công việc đồng áng ở nhà để cùng những phu trầm băng rừng, lội suối, vượt đèo dốc vào tận rừng sâu để tìm trầm. Ông đã đi rất nhiều nơi từ Đồng Nai, Bình Thuận, Lâm Đồng... để tìm cây dó và khai thác trầm hương. “Thực tế lúc đó cây dó thì có rất nhiều, nhưng cây có trầm chỉ đếm trên đầu ngón tay, phu trầm thợ rừng khi phát hiện liền đốn hạ, băm nát để tìm trầm, khai thác một cách bừa bãi vô tội vạ, lâu ngày dẫn đến cạn kiệt gần như tuyệt chủng” ông Khoan kể. 

          1.jpg    

Ông Trần Hợp (thứ ba, hàng trước từ phải sang) Chủ tịch Hội Trầm Hương Việt Nam cùng Đoàn Lâm Nghiệp Malaysia thăm vườn trầm hương nhân tạo của ông Khoang (2/9/2016)

Đến năm 1983 thì ông chuyển sang mua bán trầm hương nhỏ lẻ tại địa phương, rồi đem đến các công ty và thương lái ở TP.HCM bán để kiếm lời. Sau một thời gian tích góp từ việc mua đi bán lại, đến năm 1987 ông chuyển sang mua thêm đất rẫy để trồng các loại cây ăn trái như cam, quýt, bưởi, chôm chôm và sầu riêng. Ông tâm sự “mặc dù trồng cây ăn trái, nhưng trong lòng lúc nào cũng nghĩ đến cây dó và tin tưởng chỉ có cây dó mới có thể đem lại nguồn kinh tế đột phá cho gia đình”.

Có lẽ duyên phận đã gắn ông khoan với cây dó, với trầm hương, nên trong những năm 1999 – 2000 ông đã quyết định quay lại với rừng, nhưng lần này không phải là đi khai thác trầm mà là đi tìm cây dó con để về thuần dưỡng, chăm sóc... bắt cây dó phải tạo ra trầm cho mình, song song đó ông cũng mua lại một số ít cây dó của bạn bè để trồng xen với cây dó rừng của mình. Khi cây dó được 8 – 9 năm tuổi, ông tìm tòi rồi mua một một số hóa chất của các công ty về khoan tạo, lột vỏ quét nhưng kết quả không khả thi. Ông kể “lúc mình không thành công, nhiều người cho mình là không bình thường, rồi mĩa mai này nọ. Nếu không có niềm tin vững vàng, chắc là mình cũng đã bỏ cuộc rồi”.

Trong những ngày tháng này, đêm nào ông cũng nhớ tới những ngày lặn lội băng rừng tìm trầm, để rồi trong cái khó ló cái khôn. “Khi nhớ tới những ngày tìm trầm, tôi chợt nhớ lại một điều rất độc đáo, sau này nó là bí quyết giúp tôi thành công với nghề đến bây giờ. Đó là những cây dó mang trầm trong tự nhiên, hầu như thân cây đều có vết tỳ hoặc lỗ bọng và đều có kiến trú ngụ ở đó” ông Khoan tâm sự. Cũng từ đó, ông đã nghiên cứu sâu về con kiến, thuần dưỡng nó để lấy dịch, cộng với những kiến thức về hóa lý của người con trai lớn đang học Đại học trợ giúp, để chế tạo ra một dung dịch được gọi là TTK (bao gồm dịch từ kiến, các chất đa trung vi lượng, chất điều hòa sinh trưởng, chất xúc tác, chất dung môi, chất dẫn, vi khuẩn, kháng khuẩn v.v..), sau đó khoan lỗ vào cây dó có đường kính từ 10cm – 15cm (tương đương 8, 9 năm tuổi) gây vết thương hỡ, rồi bơm dung dịch TTK vào, đây gọi là phương pháp nội sinh, khi thu hoạch trầm tích tụ toàn thân cây.

“Chỉ sau 7 tháng 14 ngày khi cắt cây dó soi sỉa đã cho ra trầm hương, tôi có gửi mẩu về Hội Trầm Hương Việt Nam, được Hội đánh giá đây là thời gian nhanh nhất từ trước đến nay, để có thể tạo ra trầm có chất lượng như vậy”, Ông Khoan phấn khởi.

Thừa thắng xông lên

Với những kết quả bước đầu mang lại, ông Khoang càng quyết tâm hơn, bỏ ra nhiều công sức, tiền của và trí tuệ hơn để duy trì và phát triển rộng rãi trên khắp các vùng miền trong cả nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài, điển hình như Campuchia, Ấn Độ, Malaysia, v.v...

Theo ông Khoang hiện chế phẩm này đã có thể tiến hành cấy trên cây dó có tuổi đời chỉ 4 năm tuổi, chỉ sau 12 tháng cấy là có thể thu hoạch được, tuy nhiên sản phẩm cho ra chỉ có thể là trầm loại 5, loại 6, nếu để lâu sẽ cho ra trầm loại chất lượng cao như loại 3 hay loại 4. Nhưng 4 đến 6 tháng phải bơm thêm chế phẩm vào các lỗ đã khoan, chế phẩm sẽ tấn công mạnh vào tế bào gỗ cây dó, cây dó sẽ tiết ra nhựa bao lại vết thương, lâu ngày sẽ cho ra sản lượng cũng như chất lượng tốt. Tránh được hiện tượng trầm bị lại da sau này. Ông Khoang cho biết với hàng ngàn cây dó trong vườn rẫy đang thời kỳ kinh doanh, mỗi năm gia đình ông thu lợi hàng tỷ đồng. Bên cạnh đó còn tạo ra công ăn, việc làm cho hàng chục lao động nhàn rỗi ở địa phương với mức thu nhập khoảng 6 triệu đồng/tháng.  


4.jpg
Ông Trương Thanh Khoan bên cây trầm kiểng do ông tạo ra

Là người có nhiều sáng chế tiêu biểu để phát triển kinh tế hộ gia đình, nhiều năm liền là hộ nông dân tiêu biểu được vinh danh tại các hội thi sáng tạo tỉnh Đồng Nai do Sở KH&CN Đồng Nai tổ chức và hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc năm 2013 tại Hà Nội, là nhà nông sáng chế được tặng nhiều bằng khen và giấy khen của Trung ương đến địa phương. Mới đây, lão nông này đã mạnh dạn thành lập hẳn một công ty, với tên gọi công ty TNHH – MTV Trương Thanh Khoan và là một Doanh nghiệp Khoa học & Công nghệ ở ấp Phú Lâm 3, xã Phú Sơn, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. 

Sản phẩm của công ty gồm: cây trầm cảnh, trầm kiểng, loại này được coi là vô giá, tùy thuộc vào thị hiếu của mỗi người, giá dao động từ vài triệu đến vài ba chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu/cây. Trầm kiến miếng có giá dao động trên dưới 5 triệu đồng/kg tùy thời điểm. Dầu trầm hương có giá dao động trên dưới 10.000 USD/l. Ngoài ra còn có chuổi hạt đeo tay trầm hương. Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Trương Thanh Khoan còn tích cực tham gia các công tác xã hội của địa phương. Mới đây nhất, trước thực trạng các hộ dân ở tổ 8, ấp Phú Yên, xã Phú Trung (huyện Tân Phú) chưa có điện sinh hoạt, ông Khoan đã tự bỏ ra trên 37 triệu đồng kéo đường hạ thế sinh hoạt tại vườn rẫy và chia sẻ nguồn điện với bà con. Sau đó, ông Khoan còn bỏ ra hơn 60 triệu đồng để cùng người dân hẻm Phú Yên 2 cứng hóa tuyến hẻm này.

Theo Ông Khoang trầm hương Việt Nam được đánh giá là đứng đầu thế giới cả về chất lượng cũng như sản lượng. Tuy nhiên mấy năm gần đây, trầm nhân tạo Việt Nam bị các nước trên thế giới không mặn mà bởi vì Việt Nam còn sử dụng nhiều acid, hóa chất kim loại nặng, thuốc diệt cỏ cháy v.v... để làm ra thuốc tạo trầm, khi khai thác sản phẩm còn tồn dư dư lượng chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường, vì thế trầm nhân tạo Việt Nam có thể bị mất chỗ đứng trên thị trường thế giới, ảnh hưởng đến kinh tế trong nước nói chung và địa phương nói riêng.

Phú Lâm

Chuẩn tiếp cận pháp luật

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ UBND HUYỆN TÂN PHÚ - TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Uỷ ban nhân dân huyện Tân Phú​, tỉnh Đồng Nai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Duy Thi - Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Phú
Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tân Phú
Chịu trách nhiệm xuất bản: Ban biên tập website huyện Tân Phú.
Số 175 Đường Nguyễn Tất Thành, Khu 7, Thị trấn Tân Phú, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: (84.251). 3856050 - Fax: (84.251). 3856147 - Email: ubnd-tp@dongnai.gov.vn
® Ghi rõ nguồn "UBND huyện Tân Phú" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này


Chung nhan Tin Nhiem Mang