• image07
  • image01
  • image02
  • image03
  • image04
  • image05
  • image06
  • image07
  • image07

Chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2024) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1645 – 2/9/2024). - Tìm hiểu, học tập và chấp hành pháp luật là trách nhiệm của mọi công dân - Đảng bộ và nhân dân huyện Tân Phú quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao - Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Năng động - Sáng tạo - Phát triền - Đảng Cộng sản Việt Nam - Người lãnh đạo, tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Xem thêm

Liên kết website

Lượt truy cập

Công nghiệp

Kế hoạch phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn huyện Tân Phú.
 
I/ Hiện trạng
Huyện Tân Phú là huyện miền núi của tỉnh Đồng nai, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 7,82%, trong đó công nghiệp xây dựng tăng 11,8% năm. Tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 8,1% trong cơ cấu kinh tế của huyện.
Hiện nay trên địa bàn huyện có 1.166 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, trong đó có 1 nhà máy chế biến hạt điều của Công ty Donafoods thuộc doanh nghiệp nhà nước, còn lại chủ yếu là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, phân tán của các hộ gia đình quy mô nhỏ. Giá trị sản xuất công nghiệp, TTCN năm 2010 đạt khoảng 77,571 tỷ đồng. Sản lượng công nghiệp chủ yếu là khai thác VLXD, khai thác cát, đá, gạch và các ngành chế biến nông sản thực phẩm, gia công cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Khu Công nghiệp của huyện do Công ty TNHHMTV Tín nghĩa làm chủ đầu tư, đã xây dựng xong các công trình hạ tầng bên trong hàng rào khu công nghiệp, các công trình cấp điện, cấp thoát nước đã và đang được đầu tư. Hiện nay đã có 01 doanh nghiệp nước ngoài đầu tư xây dựng xí nghiệp may, diện tích thuê đất 4,2ha, sử dụng 1200 lao động và dự kiến sẽ thu hút 3000 công nhân tại địa phương làm việc trong khu công nghiệp.
Khu dịch vụ thương mại và nhà ở công nhân 55ha, phục vụ khu công nghiệp do Cty TNHHMTV Tín nghĩa làm chủ đầu tư đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết và đang tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng.
II/ Mục tiêu 
1/ Mục tiêu chung:
Tập trung phát triển nhanh ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện, để ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng thực sự trở thành một ngành kinh tế quan trọng, trong cơ cấu kinh tế của GDP huyện.
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thủy sản tại địa phương.
Với lợi thế có nguồn lao động dồi dào, chú trọng ưu tiên, khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và sử dụng nguyên vật liệu tại địa phương, ít gây ô nhiễm môi trường.
2/ Một số chỉ tiêu cụ thể
Phấn đấu đến năm 2015 tỷ trọng CN-TTCN và xây dựng chiếm 12% tổng GDP của huyện.
Giá trị sản xuất CN-TTCN hàng năm tăng 27,96%.
Số cơ sở sản xuất CN-TTCN đến năm 2015 tăng 60%
Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ diện tích cho thuê trong khu công nghiệp của huyện giai đoạn 1 đạt tỷ lệ trên 60% (diện tích cho thuê khoảng 22/37,2 ha)
Phấn đấu triển khai đầu tư xong hạ tầng Cụm công nghiệp 30ha tại xã Phú Thanh.
a/ Đối với ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.
Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, sử dụng nguyên liệu tại chỗ từ sản phẩm nông nghiệp như: Cà phê, hạ điều, đậu nành, trái cây sấy khô đóng gói.
Khuyến khích và hỗ trợ áp dụng khoa học công nghệ vào khâu sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nhằm làm gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
 Triển khai các đề án cây trồng chủ lực, phát triển các vùng chăn nuôi và giết mổ tập trung nhằm tạo ra vùng nguyên liệu ổn định cho các nhà máy xí nghiệp. Khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm trong khu công nghiệp và cụm công nghiệp của huyện, đảm bảo cho ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm phát triển bền vững.
Tăng cường công tác liên kết giữa 4 nhà gồm: Nhà nước; Nhà khoa học; Nhà Nông; Nhà Doanh nghiệp trong việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và vai trò của các cơ quan nghiên cứu chuyển giao KHCN vào sản xuất và chế biến, và sự đồng hành của nhà nước trong viện quản lý và hoạch định các chính sách phát triển công nghiệp.
Hỗ trợ công tác nghiên cứu thị trường trong và ngoài tỉnh, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng giúp các doanh nghiệp định hướng phát triển các ngành nghề, sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, tham gia các hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm trong và ngoài tỉnh.
b/ Đối với ngành công nghiệp cơ khí; gỗ; dệt may.
Khuyến khích các cơ sở sản suất cơ khí đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ mới để phát triển các sản phẩm cơ khí, vật liệu xây dựng (tole, xà gồ, vì kèo, cấu kiện kim loại…) phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Đẩy mạnh công tác khuyến công tới các cơ sở sản xuất và các đối tượng trực tiếp sản xuất làm ra sản phẩm đối với các cơ sở sửa chữa cơ khí vừa và nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn, các cơ sở chế biến gỗ mỹ nghệ, trang trí nội thất, mây tre lá, nhằm phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp gắn với giải quyết việc làm tại chỗ.
Phối hợp với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp của huyện, có kế hoạch mở rộng các loại hình đào tạo và quy mô của các cơ sở dạy nghề dệt, may trên địa bàn. Thực hiện liên danh, liên kết với các tổ chức xã hội; trường học, doanh nghiệp đào tạo nghề và nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề cao của Khu Công nghiệp.
Tiếp tục triển khai thực hiện đề án “ Khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người Châu Mạ huyện Tân Phú. Phối hợp Trung Tâm Khuyến Công trong việc đào tạo nghề, truyền nghề, cho thợ thủ công làm nghề dệt truyền thống thông qua các thợ giỏi, các nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm.
c/ Đối với ngành công nhiệp khai thác và sản xuất VLXD
Trên cơ sở tiềm năng nguồn vật liệu xây dựng của địa phương, quy hoạch vùng nguyên liệu, khu vực khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng. Đồng thời tổ chức quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên vật liệu xây dựng như: cát; đất; đá sỏi.
Chú trọng khuyến khích đầu tư công nghệ mới để sản xuất vật liệu xây dựng  như: Đá, gạch ốp lát; Gạch không nung; Gạch lò tuy nel… giảm dần các lò gạch đốt thủ công, các nhà máy sử dụng công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.
Hỗ trợ áp dụng công nghệ mới trong sản xuất vật liệu composite; gạch block lát vỉa hè từ nguồn chất thải rắn của Nhà máy thu gom và xử lý rác thải, góp phần bảo vệ môi trường.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ UBND HUYỆN TÂN PHÚ - TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Uỷ ban nhân dân huyện Tân Phú​, tỉnh Đồng Nai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Duy Thi - Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Phú
Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tân Phú
Chịu trách nhiệm xuất bản: Ban biên tập website huyện Tân Phú.
Số 175 Đường Nguyễn Tất Thành, Khu 7, Thị trấn Tân Phú, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: (84.251). 3856050 - Fax: (84.251). 3856147 - Email: ubnd-tp@dongnai.gov.vn
® Ghi rõ nguồn "UBND huyện Tân Phú" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này


Chung nhan Tin Nhiem Mang