• image07
  • image01
  • image02
  • image03
  • image04
  • image05
  • image06
  • image07
  • image07

Dù Ai Đi Ngược Về Xuôi - Nhớ Ngày Giỗ Tổ Mùng Mười Tháng Ba - Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) - Kỷ niệm 138 năm ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024). - Chào mừng Kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước (30/4/1945 - 30/4/2024) - Tìm hiểu, học tập và chấp hành pháp luật là trách nhiệm của mọi công dân
Xem thêm

Liên kết website

Lượt truy cập

Nguyễn Văn Lành - Người cựu chiến binh sản xuất, kinh doanh giỏi

Phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”, gắn với phong trào “thi đua yêu nước”, phong trào “toàn dân chung sức xây dưng nông thôn mới” trên địa bàn huyện trong những năm qua trở thành động lực quan trọng khơi dậy ý thức tự lực, vượt khó vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng ngay trên vùng đất mình sinh sống.
Từ phong trào đã nổi lên nhiều tấm gương Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi, một trong những tấm gương điển hình đó là hội viên Cựu chiến binh Nguyễn Văn Lành, Chủ cơ sở sản xuất dâu tằm tơ đang sinh hoạt tại Chi hội 1 thuộc Hội CCB xã Đăk Lua huyện Tân Phú.
v4_800_12012024161644.jpg
Vượt qua 70 km từ trung tâm huyện Tân Phú đến huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng sang bên kia sông Đồng Nai là xã Đăk Lua huyện Tân Phú, chúng ta sẽ gặp ngay một xí nghiệp kéo sợi tơ tằm ngày ngày nhộn nhịp làm việc của hơn 40 công nhân là hội viên CCB và con cháu của CCB đang miệt mài quay tơ kéo sợi, góp phần làm thay đổi đời sống kinh tế ở một xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đồng Nai. Đó là xí nghiệp kéo sợi tơ tằm của CCB Nguyễn Văn Lành, ông năm nay 70 tuổi nhưng dáng người nhanh nhẹn, tháo vát, năm 1974 người thanh niên Nguyễn Văn Lành vừa tròn 18 tuổi, xung phong nhập ngũ, cùng đồng đội ra trận vào chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị. Hòa bình lập lại, năm 1979 Ông được xuất ngũ về quê sinh sống. Năm 1983, thực hiện chủ trương của Đảng, Ông đưa vợ con đi xây dựng kinh tế mới, lập nghiệp ở xã Đăk Lua, so với quê cũ đất chật người đông, đến với quê mới tuy đất đai sản xuất rộng rãi, nhưng điều kiện canh tác hết sức khó khăn, là một xã vùng sâu, vùng xa cách núi, cách sông nên việc tiêu thụ nông sản lúa, ngô, khoai, sắn rất khó khăn.

Học tập phong cách quần chúng, dân chủ của Bác Hồ, trong cuộc sống cũng như trong công việc, CCB Nguyễn Văn Lành luôn phát huy bản chất truyền thống “anh Bộ đội Cụ Hồ” tận tụy, hết lòng trong công việc, không ngại khó khăn gian khổ, dám nghĩ dám làm. Để có một ngành nghề kinh doanh ổn định, ông đã cùng một số bà con trên địa bàn xã chuyển đổi diện tích trồng nông sản qua trồng cây dâu, nuôi tằm lấy kén bán cho nhà máy, lúc đầu hàng chục tấn kén phải đem đi bán tại Bảo Lộc vừa xa xôi, vừa phụ thuộc vào nhà máy. Sau khi đi khảo sát ở một số cơ sở, ông đã nghĩ ra phải chế tạo một loạt máy kéo sợi tại chỗ để không phải bán tổ kén. Lúc đầu chỉ có vài cỗ máy với bốn, năm công nhân dần dần nâng lên hàng chục cỗ máy với 40 công nhân sản xuất, lương trung bình của công nhân 4,5 triệu đồng đến 6triệu đồng mỗi tháng. Mỗi ngày xường kéo được 800 kg đến 1000 kg kén thành sợi, mỗi tháng kéo được 25 - 30 tấn kén, mỗi năm kéo được 210 - 250 tấn kén thành sợi để giao cho nhà máy. Hiện nay, giá trung bình mỗi tấn kén là 90 - 100 triệu đồng, mỗi năm ông phải bỏ vốn thu mua nguyên liệu khoảng mười tỷ đến 15 tỷ đồng; để đảm bảo sản xuất, sau khi trừ chi phí nguyên liệu, trừ lương công nhân mỗi năm ông thu lãi từ 300 triệu đồng. Đến nay, xí nghiệp tư nhân của ông Nguyễn Văn Lành đã sắm 02 giàn ươm tơ tự động và 02 giàn ươm tơ cơ khí, sản xuất trung bình mỗi ngày kéo được từ 800 kg đến 1000 kg tơ.

Theo ông Lành, tấm gương đạo đức của Bác Hồ như “bao la trời biển”, có học cả đời cũng không thể hết. Cho nên, là người nông dân, Ông chọn học lấy những đức tính phù hợp với cuộc sống và bản thân mình. Trong đó, cần cù lao động và sống biết yêu thương, giúp đỡ là 2 đức tính mà Ông tâm đắc nhất đã học được từ tấm gương đạo đức của Bác và đang cố gắng làm theo. Ông chia sẻ: “Bác Hồ đã hy sinh trọn cuộc đời mình cho dân, cho nước. Đó là phẩm chất cao quý mà mỗi người dân Việt Nam phải noi theo. Nếu mỗi chúng ta biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc hoạn nạn thì cuộc sống này sẽ tốt đẹp biết bao”. Ngoài việc tổ chức sản xuất, Ông còn tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, mỗi năm gia đình Ông tự nguyện ủng hộ vào các loại quỹ khuyến học, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo từ 15 đến 20 triệu đồng, những hộ trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn xã ngày càng tăng, gia đình nào cần vốn hỗ trợ ông cũng sẵn sàng cho ứng trước hàng chục triệu đồng không tính lãi.

Nhờ có xí nghiệp của CCB Nguyễn Văn Lành mà xã Đăk Lua đã chuyển đổi được 280 ha đất canh tác sang trồng dâu nuôi tằm, nhân dân có việc làm, sản phẩm có nơi tiêu thụ ổn định, không riêng gì xã Đăk Lua mà bà con nông dân huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng cũng mở rộng diện tích trồng dâu nuôi tằm bán kén cho xí nghiệp của ông, nên cơ sở sản xuất của ông luôn có đủ nguyên liệu sản xuất quanh năm và đang góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân ở địa phương, giúp xã Đăk Lua đạt chuẩn nông thôn mới theo các tiếu chí nâng cao.

Linh Lâm – BTG Huyện ủy

Chuẩn tiếp cận pháp luật

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ UBND HUYỆN TÂN PHÚ - TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Uỷ ban nhân dân huyện Tân Phú​, tỉnh Đồng Nai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Duy Thi - Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Phú
Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tân Phú
Chịu trách nhiệm xuất bản: Ban biên tập website huyện Tân Phú.
Số 175 Đường Nguyễn Tất Thành, Khu 7, Thị trấn Tân Phú, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: (84.251). 3856050 - Fax: (84.251). 3856147 - Email: ubnd-tp@dongnai.gov.vn
® Ghi rõ nguồn "UBND huyện Tân Phú" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này


Chung nhan Tin Nhiem Mang