• image07
  • image01
  • image02
  • image03
  • image04
  • image05
  • image06
  • image07
  • image07

Dù Ai Đi Ngược Về Xuôi - Nhớ Ngày Giỗ Tổ Mùng Mười Tháng Ba - Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) - Kỷ niệm 138 năm ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024). - Chào mừng Kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước (30/4/1945 - 30/4/2024) - Tìm hiểu, học tập và chấp hành pháp luật là trách nhiệm của mọi công dân
Xem thêm

Liên kết website

Lượt truy cập

Chia sẻ kinh nghiệm trăm sóc cây sầu riêng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân

Cây sầu riêng là cây ăn trái có giá trị kính tế cao, được trồng ở rất nhiều nơi trong đó có vùng đất xã Phú An, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Đây là vùng có khí hậu đặc thù, thuận lợi và phù hợp với sự phát triển của cây sầu riêng; Chính vì vậy cây sầu riêng ở đây được xem là loại cây cho thu nhập mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với một số các loại cây khác. Tuy nhiên để cây sầu riêng thực sự mang lại năng suất cao cho các nhà vườn, các hộ nông dân cả về chất lượng đảm bảo tốt, ngon có hương vị đặc trưng riêng của vùng miền đòi hỏi các nhà vườn, các hộ nông dân phải chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật ngay vào đầu thời điểm chăm sóc mùa vụ mới. Qua tìm hiểu một số hộ nông dân trên địa bàn xã Phú An có kinh nghiệm trong công tác trăm sóc cây sầu riêng. Ông: Phạm Văn Nhanh người có 10 hécta trồng sầu riêng chia sẻ kinh nghiệm cụ thể:
r_800_26052023101622.jpg
Thứ nhất: Sau khi chúng ta thu hoạch xong cần tỉa cành và bón phân chuồng hoai 20 - 30kg/cây và 1,5 - 2,0 kg/cây loại phân NPK 16-16-8; Có thể phun thêm phân bón lá 33 -11-11 hoặc 20 – 20 - 10 để kích thích cây cơi đọt, đồng thời nhằm tạo bộ lá xum xuê khoẻ mạnh cho cây.

Thứ hai: Trước khi thời đểm ra hoa 30 - 40 ngày chúng ta càn bón phân vô cơ có hàm lượng lân cao theo công thức N:P:K = 10:50:17 để giúp quá trình ra hoa dễ dàng (2,0 - 3,0 kg/cây).

Thứ ba: Khi cây ở giai đoạn đậu trái, và khi trái sầu riêng lớn to bằng trái chôm chôm chúng ta bón 1,5 - 2,0 kg NPK 15 – 15 - 15 hoặc 16 – 16 -16 để giúp trái phát triển nhanh và cho chất lượng trái cao, đồng thời chúng ta bổ sung thêm phân bón lá trung vi lượng Bo, Zn...

Thứ tư: Trước khi trái sầu riêng già và chín để cho thu hoạch 01 tháng chúng ta bón 2,0 – 3,0kg phân NPK (12-12-18+TE ) kết hợp với 1 - 1,5kg phân K2SO4 để tăng chất lượng trái và muối, cơm của sầu riêng.

Cũng theo ông Nhanh ngoài ra bà con nông dân và các nhà vườn chuyên cây sầu riêng có thể sử dụng phân bón lá bổ sung các yếu tố trung vi lượng; Có thể phun bón lá làm 5 lần mỗi lần cách nhau một tuần bắt đầu từ tuần thứ 5 sau đậu trái. Cũng xin lưu ý với bà con nông dân và các nhà vườn “Không dùng phân có chứa Clo” để bón cho sầu riêng, vì sẽ làm giảm phẩm chất trái.

Trên đây là một số quy trình, cách trăm sóc xin được chia sẻ đến bà con nông dân, những nhà vườn chuyên sầu riêng cùng tham khảo, chúc mọi người nông dân, các nhà vườn thắng lợi lớn trong mùa vụ mới.

Pham Tuan

Chuẩn tiếp cận pháp luật

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ UBND HUYỆN TÂN PHÚ - TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Uỷ ban nhân dân huyện Tân Phú​, tỉnh Đồng Nai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Duy Thi - Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Phú
Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tân Phú
Chịu trách nhiệm xuất bản: Ban biên tập website huyện Tân Phú.
Số 175 Đường Nguyễn Tất Thành, Khu 7, Thị trấn Tân Phú, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: (84.251). 3856050 - Fax: (84.251). 3856147 - Email: ubnd-tp@dongnai.gov.vn
® Ghi rõ nguồn "UBND huyện Tân Phú" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này


Chung nhan Tin Nhiem Mang