Tân Phú là một trong những huyện
vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đồng Nai, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống,
đời sống kinh tế của một bộ phận không nhỏ người dân còn khó khăn. Do địa bàn rộng nên nhiều trường học phải phân thành nhiều điểm trường
nhỏ lẻ, trong điều kiện dịch Covid-19 bùng phát, nhà trường, học sinh phải dạy học bằng hình dạy trực tuyến. Dạy
học trong điều kiện bình thường đã khó khăn, dạy học trong mùa dịch Covid-19
tại địa phương vùng núi này càng khó khăn gấp
bội.
Bước vào năm học mới 2021 – 2022 với hình thức học
trực tuyến, huyện miền núi Tân Phú còn nhiều học sinh gia đình nghèo, khó khăn
chưa trang bị được máy tính, điện thoại thông minh để học tập. Gia
đình anh Nguyễn Văn Quốc, ngụ ấp 3 – xã Phú Lộc – huyện Tân Phú là một ví dụ. Nhà
có 2 con đang tuổi ăn học, con trai lớn học lớp 6 và con gái út học lớp 4. Gia
đình không ruộng rẫy cuộc sống chỉ dựa vào tiền làm thuê. Trong thời gian Đồng
Nai thực hiện giãn cách xã hội, thu nhập không có khiến cuộc sống gia đình anh càng
khốn khó, do đó việc trang bị dụng cụ học trực tuyến cho các con trở nên càng
khó khăn hơn. Học sinh thiếu thiết bị học
trực tuyến như gia đình anh Nguyễn Văn Quốc không phải là ít, chủ yếu rơi vào gia
đình khó khăn. Số khác do nhà có 2 - 3 con cùng học nhưng chỉ có
1 thiết bị để học. Theo thống kê của các trường tại Tân Phú, đa phần các em học
sinh này nhà ở trong những nơi vùng sâu, vùng xa nên con em họ chịu nhiều thiệt
thòi không đủ điều kiện để học trực tuyến.

Các cấp học
sinh trên địa bàn huyện Tân Phú trở lại
trường học trực tiếp
Đó là câu chuyện của những ngày đầu khi Tân Phú triển khai học
trực tuyến, giờ đây, câu chuyện đã khác nhiều. Ngoài việc huy
động nguồn lực của tỉnh và huyện để đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, trang
thiết bị học tập, ngành giáo dục của huyện Tân Phú đã nỗ lực vận
động chăm lo cho học sinh nghèo, giúp các em có thêm điều kiện học tập cũng như
từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương. Năm học 2021-2022, trước diễn biến
phức tạp của dịch Covid-19, ngành giáo dục huyện đã tích cực vận động và huy động
các nguồn lực để các em có thiết bị để học tập, số thiết bị huy động được là
1.270 thiết bị giúp các em học tập trực tuyến, đáp
ứng được tương đối yêu cầu học tập cho học sinh. Trong
lúc ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, thì việc huy động nguồn lực của xã hội
để chăm lo cho học sinh nghèo theo cách làm của ngành giáo dục huyện Tân Phú là
rất cần thiết. Điều này đã mang lại niềm tin, động lực cho học sinh, nhà trường
và phụ huynh, góp phần giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học ở địa phương.
Bài toán khó khăn về thiếu thiết bị học tập đã tìm được lời
giải nhờ. Song, Tân Phú vẫn còn gặp vô vàn khó khăn khi giảng dạy trực tuyến
như: hạ tầng Internet kém, khả năng công nghệ
của giáo viên cũng nhiều hạn chế…Nhưng trong bối cảnh buộc phải dạy trực tuyến
vì ảnh hưởng của dịch bệnh, các thầy cô giáo vùng khó khăn đã rất nỗ lực để vượt
lên mọi thách thức, linh động nhiều giải pháp để hỗ trợ học sinh tạm dừng đến
trường nhưng không dừng học.
Cô Ka’ Hảo, giáo viên Trường tiểu
học Nguyễn Huệ, thị trấn Tân Phú - huyện Tân Phú vui vẻ cho hay: “Dạy trực tuyến
hình thức khá là mới cả giáo viên và học sinh, cô phải cố gắng rất là nhiều từ
việc tìm hiểu những phần mền cho việc giảng dạy, rồi liên lạc với phụ huynh để
trao đổi về tình hình học tập và kế hoạch học tập. Bên cạnh đó, mình còn hướng
dẫn cho phụ huynh học sinh vào các phần mền để học, ngoài ra một số gia đình khó
khăn không có thiết bị cho con để học tập rồi mạng Internet, một số khó khăn nữa
là học sinh không tập trung chán học và vài phụ huynh không bằng lòng việc học
trực tuyến do là con em họ xem nhiều vào màn hình điện thoại dẫn đến hư mắc của
các em. Bên cạnh đó giáo viên học sinh không có thể tương tác, không có sự trao
đổi trực tiếp nên việc theo dõi, quan sát, quản lý phát hiện những sai sót của
học sinh vô cùng là khó khăn. Bản thân tôi thường luôn chuẩn bị soạn bài đến lớp
tìm hiểu về nội dung bài học và tìm ra những hình thức dạy cho các em ở trên lớp
hiểu được bài đã học”.

Học sinh học trực tuyến trong thời
gian dịch bệnh Covid-19,
tạm dừng đến trường nhưng không dừng học
Tại trường tiểu học Nguyễn Huệ năm học 2021-2022 có hơn
920 học sinh. Sau kỳ thi kiểm tra học kỳ 1, kết quả toàn
trường chỉ có 57 em bị xếp loại chưa hoàn thành chương trình học. Chỉ có 3 em
không vào học trực tuyến thường xuyên, do ba mẹ đi làm ăn xa, các em ở với ông
bà nên việc truy cập vào học còn hạn chế. Đáng nói, năm học này, nhà trường có
hơn 100 học sinh là dân tộc thiểu số. Học trực tuyến vốn đã khó tiếp thu, việc
dạy cho các em học sinh dân tộc thiểu số, nhất là khối lớp 1 càng khó khăn bội
phần bởi ngôn ngữ của các em còn mang tính chất dân tộc, việc nhận biết thông
tin bài giảng giáo viên truyền thụ có phần chậm hơn.
Cô Nguyễn Thị Thương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học
Nguyễn Huệ thị trấn Tân Phú – huyện Tân Phú cho biết: “Trước nhiệm vụ ngành giáo dục
đặc ra Ban giám hiệu nhà trường tìm mọi cách, mọi giải pháp để dạy các em thực
hiện chương trình năm học 2021 – 2022. Ban giám hiệu nhà trường và các tổ khối nỗ
lực rất là nhiều tìm ra các giải pháp. Làm sao đưa giảng dạy trực tuyến một
trong những tối ưu nhất để giáo viên có thể tương tác với học sinh giúp các em
nắm được kiến thức cơ bản nhất trong mục tiêu của ngành giáo dục. Trong đó, giáo
viên chịu rất nhiều áp lực phải tìm tòi phương pháp giảng dạy phải tải một kiến
thức cô động nhất nhưng giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Huệ nỗ lực rất là nhiều,
khối chuyên môn đã nghiêm cứu bàn bạc tìm ra các giải pháp để xây dựng bài học
phù nhất để cho các em nắm bắt kiến thức”.
Để đạt được những kết quả cao trong giảng dạy trực trực
tuyến, theo chỉ đạo của Phòng GD và ĐT huyện Tân Phú, cùng với công tác dạy và
học, các trường đều phải triển khai kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh. Dù trong điều kiện khó khăn của dịch
bệnh nhưng việc này đã được trường triển khai rất tốt. Không thể so sánh với học
trực tiếp trên lớp nhưng qua kết quả kiểm tra đánh giá, thì chất lượng dạy và học
trực tuyến vẫn luôn đảm bảo. Khó khăn nhưng
không bỏ cuộc, các thầy cô giáo vùng sâu vùng xa như huyện Tân Phú đã sử dụng
nhiều phương thức để có thể kết nối với học sinh, hướng dẫn các em để từ đó, học
sinh quen dần với công nghệ hơn, dù chỉ qua chiếc màn hình điện thoại nhỏ xíu của
cha mẹ.

Nhiều học sinh khó khăn được nhận thiết bị để học trực
tuyến
trong thời gian dịch bệnh Covid-19
Cô Nguyễn
Thị Nhung, Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Tân Phú cho biết: “Để việc dạy và học
trực tuyến đạt hiệu quả Phòng giáo dục huyện Tân Phú xây dựng kế hoạch phương án
triển khai kịp thời đến các đơn vị trường học để các trường thực hiện và tổ chức
giao ban các trường để lắng nghe những ý kiến và những khó khăn để phòng có hướng
đồng hành cùng các trường. Bên cạnh đó, các trường chủ động tập huấn cho giáo
viên ngoài ra có sự đồng thuận cao của cha mẹ học sinh đối với nhà trường và ngành
giáo dục để mang lại trong kết quả học trực truyến trong thời gian qua. Trong
việc dạy học trực tuyến thiết bị dạy học thiếu rất là nhiều phòng và các trường
rất là lo lắng vì học trực tuyến mà không có thì không mang lại hiệu quả cũng
như truyền đạt kiến thức, trước khó khăn đó ngành giáo dục xin ý kiến của UBND
huyện để huy động, vận động các nguồn lực về trang bị các thiết bị để phục vụ dạy
học trực tuyến cho học sinh, kết quả huy động được trên 1.200 thiết bị đã đáp ứng
được cho học sinh trong thời gian dạy và học trực tuyến”.
Được biết, để soạn 1 bài giảng online đòi hỏi giáo viên
phải tốn nhiều thời gian, công sức. Theo
chia sẻ của các giáo viên, đối với người giỏi về công nghệ thông tin và có kỹ
năng tốt thì việc soạn giảng, bao gồm tìm tài liệu, soạn trình chiếu… cho 1 tiết
học từ 30 - 45 phút phải mất ít nhất 2 tiếng. Đối với những giáo viên chưa rành
công nghệ, thời gian này sẽ tăng lên rất nhiều.
Theo kế hoạch, sáng ngày 14/02/2022 tất cả các trường từ Mầm non đến
THPT trên địa bàn huyện Tân Phú sẽ đón học sinh trở lại trường học trực tiếp. Hiện
công tác đảm bảo vệ sinh trường lớp đã sẵn sàng, thầy cô các trường đã được tập
huấn kỹ lưỡng về công tác phòng chống dịch Covid-19. Bên cạnh đó, các trường đã
chủ động việc chuẩn bị thiết bị, vật tư phòng chống dịch như: máy đo thân nhiệt,
nước sát khuẩn, hệ thống bồn rửa tay và cả phương án khi phát hiện học sinh mắc
Covid-19.
Trung – Hiếu