Ngành
Du lịch Việt Nam đã trải qua hơn 65 năm hình thành và phát triển, trong bối
cảnh đất nước ta ngày càng đổi mới, để định hướng và phát triển ngành du lịch
trên địa bàn huyện Tân Phú bền vững, đáp ứng được các yêu cầu về kinh tế - xã
hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động
du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương
lai.

Cánh đồng Cây dầu – xã Tà Lài
Phát
triển bền vững không chỉ mang lại lợi ích cho môi trường và giúp thúc đẩy bảo
tồn đa dạng sinh học mà còn nâng cao cuộc sống cho các cộng đồng phụ thuộc vào
du lịch và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phát triển du lịch bền vững gắn chặt
với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan,
bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội
.* Xu hướng du
lịch mới của ngành du lịchTrong
xu thế hiện nay, “Du lịch Net Zero” là xu hướng mới trong ngành du lịch mà các
quốc gia trên thế giới đang hướng đến với mục tiêu không gây tổn hại đến môi
trường trong quá trình hoạt động. Bảo vệ môi trường: giảm thiểu tác động tiêu
cực của du lịch đến biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học và các hệ sinh
thái. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng: Ngày càng nhiều du khách quan tâm đến các
lựa chọn du lịch bền vững và sẵn sàng trả thêm tiền cho những trải nghiệm thân
thiện với môi trường.
Cải thiện hình ảnh du lịch: Du lịch net zero giúp
nâng cao hình ảnh của một điểm đến du lịch, thu hút khách du lịch chất lượng
cao và xây dựng thương hiệu du lịch bền vững. Phát triển kinh tế địa
phương: Du lịch net zero có thể thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương thông
qua việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ du lịch mới, đồng thời tạo công ăn việc
làm cho cộng đồng.
Phát
triển du lịch Net Zero sẽ là cơ hội mở ra thị trường mới, đổi mới sáng tạo, cải
thiện chất lượng dịch vụ,... Du khách ngày càng quan tâm đến du lịch bền vững,
tạo ra một thị trường tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp du lịch. Du lịch Net
Zero thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo trong ngành du lịch, tạo ra các sản phẩm và
dịch vụ du lịch mới, hấp dẫn. Các doanh nghiệp du lịch hướng tới net zero
thường tập trung vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ, mang lại trải nghiệm tốt
hơn cho khách hàng. Đồng thời, Du lịch net zero giúp xây dựng cộng đồng du lịch
bền vững, nơi các doanh nghiệp, chính phủ và người dân cùng hợp tác để bảo vệ
môi trường.
* Định hướng phát triển du lịch bền vững
Với mục tiêu phát triển du lịch bền vững, coi
phát triển du lịch xanh đồng nghĩa với phát triển du lịch bền vững và phát
triển du lịch gắn với phát triển nông nghiệp hữu cơ đây là một nhiệm vụ
rất quan trọng đối với một huyện thuần nông, góp phần bổ trợ cho ngành nông
nghiệp cùng phát triển, mang lại giá trị kinh tế cho người dân. Vì thế để chạm
đến du lịch “Net Zero” cần đến sự chung tay của các cơ quan quản lý, lãnh đạo
địa phương, doanh nghiệp du lịch, cộng đồng dân cư và cả du khách trong thời
gian tới cần xác định các nhiệm vụ sau:
Một là, tăng cường nâng cao nhận
thức, đổi mới tư duy về phát triển du lịch. Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch
thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 30/12/2021 của Tỉnh
uỷ Đồng Nai về phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng.
- Tuyên truyền nâng cao
nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân trong huyện về vai
trò, nhiệm vụ và sự cần thiết phải phát triển du lịch cũng như những tác động
và đóng góp tích cực của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
của huyện; tạo sự chuyển biến trong nhận thức về trách nhiệm của mỗi tổ chức,
cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch huyện Tân Phú.-
cao ý thức của người dân về phát triển du lịch bền vững, phát triển du
lịch phải gắn với bảo tồn di sản văn hóa của cộng đồng, giữ gìn cảnh quan thiên
nhiên, môi trường sinh thái, nếp sống văn minh, giữ gìn an ninh trật tự, xây
dựng hình ảnh, thương
oát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện giai đoạn 2021-2025,
định hướng đến năm 2030 để làm cơ sở định hướng quy hoạch, mời gọi các dự án
đầu tư phát triển du lịch của huyện. Ưu tiên dành quỹ đất, các vị trí thuận lợi tại các
địa bàn trọng điểm nhằm thu hút các nhà đầu tư để xây dựng các khu du lịch chất
lượng cao; cơ sở lưu trú du lịch đạt chuẩn từ 3 sao trở lên; tạo điều kiện phát
triển hệ thống nhà hàng, siêu thị, trung tâm tổ chức các sự kiện văn hóa, thể
thao, thương mại để hỗ trợ phát triển du lịch.
Ba là, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Ưu
tiên
tập trung hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch tại các địa bàn có tiềm năng phát
triển du lịch, đặc biệt phát triển hạ tầng giao thông, bến thủy nội địa, hệ
thống thông tin liên lạc, điện, nước kết nối các khu du lịch trọng điểm để tạo
động lực thu hút đầu tư và thuận lợi cho du khách tham quan du lịch; thúc đẩy
đầu tư bảo tồn, tôn tạo, nâng cấp các di tích, di sản trên địa bàn huyện để
phát huy giá trị văn hoá và khai thác phục vụ du lịch (bia ngục Tà Lài, đền thờ
Quốc tổ Vua Hùng, chùa Linh Phú, vườn Quốc gia Cát Tiên).
Bốn là, đa dạng hóa sản phẩm du lịch và tập trung xây dựng phát triển sản phẩm du lịch
đặc trưng của địa phương. Tập trung xây dựng sản phẩm du lịch chính dựa trên
tiềm năng, lợi thế nguồn tài nguyên, thiên nhiên của huyện là: Du lịch sinh
thái - nghỉ dưỡng; du lịch nông nghiệp, nông thôn và du lịch văn hóa - tâm
linh. Chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch phụ trợ như du lịch ẩm thực; du
lịch chăm sóc sức khỏe; du lịch mua sắm gắn kết các sản phẩm được công nhận
OCOP với các điểm du lịch để phục vụ nhu cầu mua sắm, đồng thời xúc tiến thương
mại sản phẩm OCOP; du lịch vui chơi giải trí, thể thao để bổ trợ cho các sản
phẩm du lịch chính.
Năm là, phát triển nguồn nhân lực du lịch; rà soát và cập nhật số lượng người lao động chưa qua
đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ du lịch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
phù hợp với nhu cầu. Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch thường xuyên tổ chức
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ
nhân viên.
Sáu là, đổi mới và nâng cao hiệu
quả quảng bá, xúc tiến du lịch. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về
du lịch; đảm bảo môi trường du lịch, an ninh trật tự, an toàn du
khách. Tăng cường hoạt động thông tin, truyền thông, quảng bá
xúc tiến đầu tư phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp; ứng dụng công nghệ hiện
đại nâng cao hiệu quả xúc tiến quảng bá du lịch trong và ngoài nước. Xây dựng
thương hiệu du lịch Tân Phú gắn với hình ảnh sản phẩm du lịch đặc trưng “du
lịch sinh thái”; tạo dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện
Bảy là:
Quan tâm công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch dựa trên
quy trình tự động hóa, hiện đại hóa; hướng dẫn người nông dân tiếp cận với thị
trường tiêu thụ lớn, người tiêu dùng rộng khắp mọi nơi, cập nhật tri thức mới,
mở ra cách nghĩ, cách làm mới, sẵn sàng thay đổi hòa nhịp với xu thế phát triển
hiện nay.
Tám là:
Phối hợp mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ, tổ chức học tập kinh nghiệm cho người nông dân, cán bộ, công chức, viên
chức phụ trách lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực phát triển du lịch tiếp cận các
quy trình, trang thiết bị, công nghệ áp dụng trong nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao, công nghệ sinh học, kiến thức về kinh tế nông nghiệp, thực hiện tốt
chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại.
Mong
rằng, với sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, tinh thần lao động sáng
tạo, đồng thuận của nhân dân trên địa bàn huyện, thời gian tới, Du lịch Tân Phú
sẽ chạm đến du lịch “Net Zero”
để đạt được những kết quả quan trọng trong phát
triển du lịch gắn với nông nghiệp hữu cơ.
Mỹ Tiên