• image07
  • image01
  • image02
  • image03
  • image04
  • image05
  • image06
  • image07
  • image07

Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) - Tìm hiểu, học tập và chấp hành pháp luật là trách nhiệm của mọi công dân - Đảng bộ và nhân dân huyện Tân Phú quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao - Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Năng động - Sáng tạo - Phát triền - Đảng Cộng sản Việt Nam - Người lãnh đạo, tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Một cửa điện tử

Xem thêm

Liên kết website

Lượt truy cập

Lợi ích của việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Một trong các mục tiêu của Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, đó là “Đến năm 2025, cung cấp dịch vụ chất lượng phục vụ xã hội. Cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ mới trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng dịch vụ, giảm chi phí, tăng năng suất lao động xã hội một cách chủ động, kịp thời đáp ứng nhu cầu của xã hội; Người dân, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ số theo nhu cầu cá thể hóa, theo suốt cuộc đời, khi cần, theo cách thuận tiện, trực tuyến hoặc trực tiếp, dễ dàng, đơn giản, nhanh chóng, không giấy tờ, không cần sự hiện diện nếu pháp luật không yêu cầu”.

Thời gian qua, các cơ quan nhà nước đã triển khai khẩn trương ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số tối đa trong quá trình cung cấp và xử lý dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) trên môi trường mạng trừ trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ phải hiện diện tại cơ quan nhà nước hoặc cơ quan nhà nước phải đi thẩm tra, xác minh tại hiện trường theo quy định của pháp luật.

Việc triển khai cung cấp các DVCTT của Chính phủ, các bộ ngành, các tỉnh, thành đã mang lại nhiều hiệu quả và lợi ích cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Cụ thể:

- Đối với người dân: có thể sử dụng dịch vụ công mọi lúc, mọi nơi, theo nhu cầu của người dân, chỉ cần có thiết bị kết nối mạng Internet. Đơn giản khi 01 người dân đăng ký 01 tài khoản và cung cấp thông tin liên quan một lần thì người dân đó có thể sử dụng các DVCTT trọn đời liên quan đến mình do tất cả các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương cung cấp. Rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí, công sức đi lại, chuẩn bị hồ sơ bản giấy của người dân; đặc biệt là tránh được tệ nhũng nhiễu, quan liêu, phiền hà từ một bộ phận cán bộ, công chức khi người dân không cần phải hiện diện tại cơ quan nhà nước. Theo dõi, giám sát được quá trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước từ khi nộp hồ sơ cho đến khi nhận kết quả. Được tham gia đánh giá mức độ hài lòng, góp ý trực tuyến để cải tiến việc cung cấp DVCTT của cơ quan nhà nước.

- Đối với cơ quan nhà nước: tăng tính công khai, minh bạch các hoạt động cung cấp DVCTT của cơ quan nhà nước. Rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí, công sức xử lý hồ sơ cho cán bộ, công chức. Đo lường, giám sát hiệu quả DVCTT tự động để đưa ra quyết định kịp thời, chính xác để cải tiến chất lượng cung cấp; đồng thời hỗ trợ công tác quản lý, giám sát, đánh giá cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ. Tăng cường trách nhiệm của từng cơ quan, từng cán bộ, công chức; Nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng số cho cán bộ, công chức.

* Cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng DVCTT thực hiện các bước cơ bản sau đây:

thụ 5_800_16052025144634.jpg
Hình minh họa: nguồn internet

- Bước 1: Đăng ký/Đăng nhập tài khoản

+ Sử dụng thiết bị (máy tính, điện thoại thông minh…) có kết nối mạng Internet để truy cập vào các kênh cung cấp DVCTT, gồm Cổng DVCQG/Cổng DVC cấp bộ, cấp tỉnh hoặc các kênh cung cấp khác do cơ quan nhà nước triển khai.

+ Đăng ký tài khoản nếu sử dụng lần đầu hoặc Đăng nhập tài khoản nếu đã có tài khoản và thực hiện theo hướng dẫn. Người dân có thể sử dụng tài khoản VNeID do Bộ Công an cung cấp để đăng nhập sử dụng DVCTT.

- Bước 2: Sử dụng DVCTT

+ Chọn DVCTT cần sử dụng theo từ khóa, theo lĩnh vực, theo cơ quan thực hiện…

+ Cung cấp các thông tin, thành phần hồ sơ theo yêu cầu của DVCTT đó.

+ Lựa chọn hình thức nhận kết quả trực tuyến, qua dịch vụ bưu chính.

+ Thanh toán lệ phí trực tuyến (nếu có).

- Bước 3: Theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ trên mạng

+ Sử dụng thiết bị (máy tính, điện thoại thông minh…) có kết nối mạng để truy cập vào các kênh cung cấp DVCTT của quốc gia, các bộ ngành và cấp tỉnh.

+ Chọn “Tra cứu hồ sơ” và làm theo hướng dẫn.

Phạm Tuyển

Chuẩn tiếp cận pháp luật

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ UBND HUYỆN TÂN PHÚ - TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Uỷ ban nhân dân huyện Tân Phú​, tỉnh Đồng Nai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Thanh Hải - Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Phú
Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tân Phú
Chịu trách nhiệm xuất bản: Ban biên tập website huyện Tân Phú.
Số 175 Đường Nguyễn Tất Thành, Khu 7, Thị trấn Tân Phú, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: (84.251). 3856050 - Fax: (84.251). 3856147 - Email: ubnd-tp@dongnai.gov.vn
® Ghi rõ nguồn "UBND huyện Tân Phú" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này


Chung nhan Tin Nhiem Mang