Trong bối cảnh Đất nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ, hội nhập
sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, việc xây dựng một hệ thống hành chính tinh gọn,
hiệu lực và hiệu quả là một yêu cầu cấp thiết. Để đạt được mục tiêu đó, việc sáp
nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và bỏ đơn vị hành chính cấp huyện là
một bước đi chiến lược, mang lại những lợi ích to lớn và lâu dài cho sự phát
triển của Đất nước và cuộc sống của nhân dân.

* Tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực quản lý: Hệ thống hành chính ba cấp
hiện nay (tỉnh - huyện - xã) đôi khi cồng kềnh, trùng lắp về chức năng, gây ra
nhiều tầng nấc trung gian, làm chậm trễ quá trình giải quyết công việc. Việc bỏ
cấp huyện sẽ trực tiếp kết nối chính quyền cấp tỉnh với cấp xã, giảm thiểu
tối đa các khâu trung gian, giúp cho việc chỉ đạo, điều hành và thực thi chính
sách được nhanh chóng, thông suốt và hiệu quả hơn.
* Tối ưu hóa nguồn lực, phát triển kinh tế - xã hội: Việc sáp nhập các
đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã một cách hợp lý sẽ tạo ra những đơn vị
hành chính lớn hơn, có tiềm lực kinh tế mạnh hơn, quy mô dân số đủ lớn để phát
triển các dịch vụ công chất lượng cao. Điều này giúp chúng ta tập trung nguồn lực, giảm
thiểu sự phân tán nguồn lực về tài chính, nhân lực và cơ sở vật chất giữa các
đơn vị hành chính nhỏ lẻ, tạo điều kiện thuận lợi đầu tư tập trung vào các dự
án phát triển trọng điểm về kinh tế xã hội.
* Việc quy hoạch đồng bộ tạo điều kiện xây dựng quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiệu quả trên phạm vi lãnh thổ lớn
hơn, thu hút đầu tư các đơn vị hành chính lớn hơn, với tiềm năng phát triển rõ
ràng và môi trường đầu tư thuận lợi hơn và sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư
trong và ngoài nước. Từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ công tập trung nguồn lực
và đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao hơn sẽ giúp nâng cao chất lượng
các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội... phục vụ người dân tốt hơn.
* Tạo nên bộ máy chính quyền gần gũi với nhân dân, phục vụ tốt hơn, mặc
dù bỏ cấp huyện, việc sáp nhập cấp xã sẽ dựa trên cơ sở một cách khoa học, dựa
trên các yếu tố địa lý, văn hóa, lịch sử và dân cư tương đồng, sẽ tạo ra các
đơn vị hành chính cấp xã đủ mạnh để thực hiện tốt hơn chức năng quản lý Nhà nước
và cung cấp dịch vụ công trực tiếp cho người dân. Chính quyền cấp tỉnh, với sự
kết nối trực tiếp, sẽ nắm bắt sát sao hơn tình hình ở cơ sở, kịp thời giải quyết
những khó khăn, vướng mắc của người dân.

* Việc sáp nhập và bỏ cấp hành chính là một bước đột phá mạnh mẽ trong
công cuộc cải cách hành chính của Nước ta. Nó thể hiện quyết tâm xây dựng một bộ
máy Nhà nước kiến tạo, phục vụ, hiệu quả và minh bạch. Đây là cơ hội để chúng
ta sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới.
Chúng ta hiểu rằng, việc thay đổi một hệ thống đã tồn tại lâu dài sẽ
không tránh khỏi những khó khăn và thách thức ban đầu. Tuy nhiên, với tầm nhìn
chiến lược, sự đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân và sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chúng
ta tin tưởng rằng việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và bỏ đơn vị
cấp huyện sẽ mang lại những lợi ích to lớn, góp phần xây dựng một Việt Nam hùng
cường, thịnh vượng và hạnh phúc. Cán bộ, Đảng viên và nhân dân huyện Tân Phú quyết tâm chung tay thực hiện chủ
trương đúng đắn này của Đảng và Nhà nước ta vì một tương lai Việt Nam giàu đẹp
và văn minh.
Hoang Phuong