Thời điểm giao mùa, đặc biệt
khi bước vào mùa hè cũng là đầu mùa
mưa với nền nhiệt tăng cao, cộng thêm điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều
đã tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi rút, vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
Trước nguy cơ tiềm ẩn gia tăng của các dịch bệnh truyền nhiễm, các cơ quan chức
năng trên địa bàn huyện chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh
từ tuyến cơ sở, nhằm ngăn chặn nguy cơ bùng phát và lan rộng trong cộng đồng.
Thực hiện Công văn số 2209/SYT-NV ngày
28/4/2025 của Sở Y tế tỉnh Đồng Nai về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng,
chống dịch trong giai đoạn giao mùa. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tân Phú chỉ
đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch
trong giai đoạn giao mùa như
sau:
1. Trung tâm Y tế huyện
- Tiếp tục triển khai hiệu quả công tác
tiêm chủng mở rộng, tăng cường quản lý đối tượng tiêm chủng, tổ chức tiêm bù,
tiêm vét cho những trẻ chưa được tiêm hoặc chưa được tiêm đủ các mũi vắc xin
trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và cập nhật đầy đủ thôgn tin tiêm chủng của
trẻ trên hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.
- Xây dựng, triển khai phương án cụ thể sẵn
sàng đáp ứng các tình huống dịch bệnh trên địa bàn trong màu hè, ngày lễ lớn và
cao điểm du lịch hè 2025.
- Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh
trên địa bàn, chủ động phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh trong cộng
đồng và tại các cơ sở y tế; triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống, xử
lý triệt để ổ dịch, không để bùng phát hoặc phát sinh mới các ổ dịch, nhất là
các bệnh truyền nhiễm có số mắc, tử vong cao (Dại, cúm A(H5N1), Sốt xuất huyết,
Tay chân miệng, Sởi, Ho gà, Bạch hầu,...).
- Thực hiện tốt công tác thu dung bệnh
nhân, kịp thời điều trị, cấp cứu người bệnh, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển
nặng, tử vong và thực hiện tốt kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo
trong các cơ sở y tế, tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao
(người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người bệnh điều trị
tại đơn vị hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật...).
- Chủ động, phối hợp cung cấp và cập nhật
thông tin về tình hình dịch bệnh và các khuyến cáo phòng bệnh cho người dân. Phối
hợp chặt chẽ với các cơ 2 quan truyền thông, báo chí và hệ thống truyền thông
cơ sở để khuyến cáo, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh,
nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi để bảo vệ sức khỏe.
- Tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng
lực cho cán bộ ngành y tế và các đơn vị liên quan trong giám sát, phát hiện, điều
tra người mắc bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh, các biện pháp xử lý ổ dịch,
hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, cấp cứu, hồi sức tích cực và chăm sóc người mắc
bệnh truyền nhiễm.
- Thường xuyên rà soát, đảm bảo hậu cần,
kinh phí, thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực...
đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển
khai công tác phòng chống dịch, tập trung vào khu vực ghi nhận các trường hợp mắc
bệnh, có nguy cơ bùng phát dịch và các địa phương chưa quản lý tốt đối tượng
tiêm chủng, có tỷ lệ tiêm chủng thấp; đồng thời chủ động chỉ đạo, hỗ trợ tuyến
dưới trong phòng, chống dịch.
2. Phòng Nông nghiệp và Môi trường Tăng cường
giám sát chủ động, phát hiện sớm và xử lý kịp thời dịch bệnh trên động vật, nhất
là cúm gia cầm, bệnh Dại, bệnh Than..., kịp thời chia sẻ thông tin với ngành y
tế để triển khai các biện pháp phòng lây nhiễm sang người; thực hiện tốt việc
quản lý đàn chó, mèo và tiêm vắc xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm, vật nuôi.
3. Phòng Giáo dục và Đào tạo Triển khai
các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục, nhất là các trường
mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ; thực hiện truyền thông học đường về phòng,
chống dịch bệnh và tiêm vắc xin phòng bệnh; thực hiện tốt công tác y tế trường
học, phát hiện kịp thời những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và
thông báo cho cơ sở y tế để phối hợp xử lý kịp thời; phối hợp triển khai hiệu
quả các chiến dịch tiêm vắc xin tại các cơ sở giáo dục.
4. Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin;
Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Tăng cường truyền thông về
phòng, chống dịch bệnh; phối hợp cung cấp các khuyến cáo, hướng dẫn người dân
thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân, tiêm chủng vắc xin và thay đổi hành
vi, nâng cao sức khỏe.
5. Phòng Tài chính - Kế hoạch Phối hợp
ngành Y tế và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND huyện bố trí kinh phí cho
hoạt động phòng, chống dịch và tiêm chủng mở rộng theo phân cấp ngân sách hiện
hành và các quy định liên quan; chuẩn bị sẵn sàng nguồn kinh phí dự phòng trong
trường hợp cần thiết.
6. UBND các xã, thị trấn Chịu trách nhiệm
toàn diện về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn; huy động các ban, ngành,
tổ chức chính trị xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai hiệu quả các hoạt động
phòng, chống dịch bệnh và công tác tiêm chủng mở 3 rộng, tăng cường rà soát, quản
lý, không bỏ sót đối tượng tiêm chủng; bố trí kinh phí, đảm bảo nguồn lực từ
ngân sách địa phương để triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền
nhiễm và công tác tiêm chủng mở rộng.