• image07
  • image01
  • image02
  • image03
  • image04
  • image05
  • image06
  • image07
  • image07

Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ 2025 - Mừng đất nước đổi mới thắng lợi - Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) - Tìm hiểu, học tập và chấp hành pháp luật là trách nhiệm của mọi công dân - Đảng bộ và nhân dân huyện Tân Phú quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao - Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Năng động - Sáng tạo - Phát triền

Một cửa điện tử

Xem thêm

Liên kết website

Lượt truy cập

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của các đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Tân Phú

vh tien_800_18032025102559.jpg

Huyện Tân Phú là vùng định cư lâu đời của các dân tộc Châu Mạ, Stiêng và K’Ho, về sau này các cộng đồng dân tộc khác mới đến định cư sinh cơ lập nghiệp tại đây gồm Kinh, Hoa, Tày, Nùng, Thái, Mường, Khmer, Sán Dìu…. Hiện nay địa bàn huyện Tân Phú có 21 thành phần dân tộc thiểu số sinh sống, chiếm khoảng 8,3% số hộ dân toàn huyện. Đời sống kinh tế của người dân Tân Phú chủ yếu dựa vào nông, lâm nghiệp là chính kết hợp thêm chăn nuôi nhỏ, lẻ. Các dân tộc vẫn duy trì các tập tục truyền thống của dân tộc trong sinh hoạt sản xuất cũng như trong sinh hoạt tín ngưỡng dân gian.

* Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của các đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Tân Phú

Nhận thức được tầm quan trọng trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện, trước thực tế có nhiều lễ hội, di sản văn hóa có nguy cơ mai một, những nguy cơ có thể mất đi những giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số, huyện Tân Phú đã xác định việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của cư dân bản địa và những giá trị, bản sắc văn hóa những vùng miền khác di cư đến theo chủ đề chung của đất nước “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc” là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài, đòi hỏi phải có sự thống nhất và quyết tâm cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.

Với quan điểm: Tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS sinh sống là đầu tư cho phát triển, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống so với vùng phát triển; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nhằm đạt mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Cùng với việc hỗ trợ vốn, kỹ thuật và sự nỗ lực vươn lên của đồng bào dân tộc, những năm gần đây đời sống đồng bào DTTS huyện Tân Phú đã có chuyển biến mạnh mẽ trong cách nghĩ, cách làm, đã biết tự thân vận động, hăng hái lao động, sản xuất, đại đa số đồng bào DTTS đã biết làm kinh tế, chăn nuôi bò, dê, nhạy bén hơn trong việc nắm bắt thị trường để chuyển đổi cây trồng, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Bên cạnh đó việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng được quan tâm, phát triển; trong đó nhiều mô hình tiên tiến về xây dựng đời sống văn hóa trong đồng bào các dân tộc đã được hình thành; việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống quý báu như các lễ hội, Tết cổ truyền của dân tộc, các phong tục tập quán tốt đẹp như tổ chức sưu tầm và giữ gìn các điệu hát, múa, các loại nhạc cụ của dân tộc, … ngoài ra phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đã thu hút được đông đảo bà con dân tộc tham gia, đời sống tinh thần bà con được nâng lên rõ rệt.

Việc đưa văn học nghệ thuật về với cộng đồng, đặc biệt là về sâu rộng đến cơ sở, vùng sâu vùng xa; tiếp cận với người dân tộc thiểu số có nhiều ý nghĩa nhất định. Những hình ảnh lao động, đời sống, sinh hoạt văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số như trang phục dân tộc, đời sống hàng ngày của người dân tộc thiểu số qua những tác phẩm ảnh nghệ thuật, qua tác phẩm âm nhạc hay tác phẩm văn học sẽ trở nên lung linh, mang đậm sắc thái và tăng lên cái đẹp. Người dân tộc thiểu số sẽ thấy yêu thêm những điều bình dị như nếp nhà, món ăn, sắc phục hay tiếng nói,… đó là những những thứ bình thường mà từ bao đời nay họ không hề nhận ra rằng rất đẹp đẽ. Từ đó phần nào tác động đến tâm tư, tình cảm, suy nghĩ để họ thêm ý thức giữ gìn những bản sắc của dân tộc mình một cách tự nguyện.

Những cái hay, cái đẹp của vốn quý vốn dĩ của người dân tộc thiểu số qua cảm quan của nghệ sĩ sẽ đẹp hơn, có giá trị thẩm mỹ hơn. Và những điều ấy phải được phản hồi trở lại để người dân tộc thiểu số cảm nhận. Từ đó họ nhận ra được những điều bình thường hàng ngày từ nếp nhà, lời ăn tiếng nói, trang phục hay những câu chuyện kể khan thâu đêm có giá trị nhất định về nhiều mặt văn hóa.

Không ngừng tăng cường việc giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho nhân dân, đặc biệt là thanh niên, thiếu niên. Phát huy vai trò của văn học - nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm của con người. Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số, nhất là tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội truyền thống; các giá trị văn hóa tích cực trong tôn giáo, tín ngưỡng. Gợi mở cho buôn làng, cộng đồng, thôn buôn tổ chức những đêm sinh hoạt kể khan với đông đảo các tầng lớp tham gia, từ người già đến thanh niên, trẻ nhỏ trong không gian nhà dài một cách chân thực. Sự tái hiện sẽ có hiệu quả thực sự để thế hệ trẻ lắng nghe các sử thi của người già kể bằng tiếng mẹ đẻ. Kết hợp với việc dựng hình, quay phim nhưng không làm thay đổi môi trường diễn xướng, không can thiệp sâu vào không gian để những người nghệ nhân đang truyền được ngọn lửa đam mê đến cho người nghe và các thế hệ thanh niên. Kết hợp với việc tìm kiếm những người có khả năng, cảm nhận âm nhạc/văn học nghệ thuật để đưa đi bồi dưỡng. Họ sẽ là những hạt nhân văn hóa để sau đó quay trở lại công tác tại cơ sở, buôn làng trong tương lai.

Công tác tuyên truyền vận động nhân dân trong ấp thực hiện tốt nếp sống văn hóa, tinh thần lành mạnh, chăm lo sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, tình đoàn kết các hộ gia đình được củng cố; bà con trong khu, ấp tích cực xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, giữ gìn và phát huy những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Hầu hết các ấp thuộc địa bàn DTTS đều có đảng viên là người dân tộc thiểu số, có ấp bí thư Chi bộ là người dân tộc thiểu số như ấp 4 xã Tà Lài, ấp Phú Thành xã Phú Bình. Các xã như Tà Lài, Thanh Sơn, Đắc Lua, Phú Bình, Phú Sơn có một số trưởng ấp là người dân tộc thiểu số; qua đó góp phần thuận lợi trong việc phát huy vai trò của đồng bào DTTS trong các chương trình hành động cách mạng giai đoạn mới.

Song song với việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần; được sự quan tâm của Cấp ủy, chính quyền về xây dựng thực lực chính trị trong đồng bào DTTS nên các kế hoạch đào tạo bồi dưỡng hàng năm luôn được triển khai thực hiện; cùng sự cố gắng vươn lên của đồng bào, đến nay số lượng người dân tộc thiểu số tham gia vào hệ thống chính trị được nâng lên cả về số lượng lẫn chất lượng như: tổ chức mở lớp truyền dạy đánh cồng chiêng và múa hát nhạc truyền thống các dân tộc Mạ , S’tiêng , Tày. Phối hợp với Hội Văn nghệ Dân gian, nhạc sỹ Trần Viết Bính sưu tầm và phát triển các thể loại dân ca của đồng bào, tổ chức nhiều lớp dạy hát, múa. Hiện đã có khoảng 65 bài hát dân ca Châu Mạ, 30 bài dân ca S’Tiêng, 15 bài dân ca KơHo, tất cả các bài dân ca được xây dựng thành đĩa VCD Karaoke. Ngoài ra đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện còn tự giác đóng góp tiền của thành lập, duy trì đội cồng chiêng, đội hát then đàn tính, mua sắm nhạc cụ, dàn dựng tiết mục chương trình văn nghệ, dành thời gian tập luyện, biểu diễn phục vụ khách du lịch khi có nhu cầu.

* Định hướng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của các đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian tới

Sự phát triển chung của xã hội, sự giao lưu kinh tế, văn hóa trong sinh hoạt đời sống hàng ngày giữa các dân tộc, các tộc người với nhau đã tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến những nét văn hóa đặc trưng của từng dân tộc thiểu số.  Một số nét bản sắc văn hoá truyền thống của các dân tộc như: trang phục, nếp sống văn hoá - văn nghệ dân gian, phong tục tập quán,... đang bị pha tạp và dần mai một. Nhiều làn điệu dân ca, điệu múa cổ truyền, nhạc cụ dân tộc, lễ hội dân gian, một số nghề thủ công truyền thống và phương tiện sinh hoạt hàng ngày bị thất truyền. Sau đây là một số giải pháp để thực hiện nhằm thực hiện giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của các đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Tân Phú:

Tăng cường và nâng cao nhận thức của các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện về giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc; từ đó có ý thức, trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc mình.

Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số đến với các tầng lớp nhân dân; đưa văn hóa của các dân tộc thiểu số trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với không gian sinh thái, văn hóa, các tuyến du lịch trên địa bàn;

Các ngành, các cấp cần có sự quan tâm đồng bộ về mức hưởng thụ và sáng tạo văn hóa tinh thần giữa các DTTS anh em.

Tăng cường các hoạt động văn nghệ quần chúng cơ sở, nhất là địa bàn có đồng bào DTTS sống tập trung; các trung tâm VHTT-HTCĐ, Nhà Văn hóa các dân tộc thiểu số. Xây dựng chương trình hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính đặc trưng để phục vụ đồng bào các DTTS.

Đào tạo nguồn nhân lực làm công tác dân tộc tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện là người dân tộc thiểu số. có chính sách, cơ chế phát huy những người có uy tín, nghệ nhân, thế hệ trẻ của các dân tộc thiểu số trong việc bảo tồn, phát huy văn hoá truyền thống.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, kêu gọi đầu tư trong việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao, du lịch cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Xây dựng và phát triển loại hình du lịch có sự tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số; quảng bá các điểm đến, các sản phẩm du lịch của vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát triển du lịch cộng đồng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo mô hình lưu trú tại nhà dân (homestay).

Phối hợp hướng dẫn đồng bào các dân tộc phục dựng lại các lễ hội truyền thống tiêu biểu, trò chơi dân gian đã bị mai một, thất truyền, các làng nghề thủ công phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc và tình hình thực tế tại địa phương.

Có thể khẳng định rằng, việc giữ gìn giá trị bền vững văn hóa dân tộc thiểu số có nhiều cách thức và giải pháp. Trong đó việc đưa văn học nghệ thuật về cơ sở, nhất là vùng sâu vùng xa là vô cùng cần thiết để văn học nghệ thuật phát huy trọn vẹn vai trò trong giai đoạn mới. Trong thời gian tới việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của các đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Tân Phú sẽ được quan tâm, tiếp tục đấu tranh chống khuynh hướng đồng hoá về văn hoá được cấp ủy đảng, chính quyền và cộng đồng coi trọng, đồng thời chọn lọc tiếp thu các giá trị tinh hoa văn hoá của nhân loại, bảo tồn bản sắc văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn huyện.

Mỹ Tiên

Chuẩn tiếp cận pháp luật

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ UBND HUYỆN TÂN PHÚ - TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Uỷ ban nhân dân huyện Tân Phú​, tỉnh Đồng Nai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Thanh Hải - Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Phú
Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tân Phú
Chịu trách nhiệm xuất bản: Ban biên tập website huyện Tân Phú.
Số 175 Đường Nguyễn Tất Thành, Khu 7, Thị trấn Tân Phú, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: (84.251). 3856050 - Fax: (84.251). 3856147 - Email: ubnd-tp@dongnai.gov.vn
® Ghi rõ nguồn "UBND huyện Tân Phú" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này


Chung nhan Tin Nhiem Mang