• image07
  • image01
  • image02
  • image03
  • image04
  • image05
  • image06
  • image07
  • image07

Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ 2025 - Mừng đất nước đổi mới thắng lợi - Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) - Tìm hiểu, học tập và chấp hành pháp luật là trách nhiệm của mọi công dân - Đảng bộ và nhân dân huyện Tân Phú quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao - Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Năng động - Sáng tạo - Phát triền

Một cửa điện tử

Xem thêm

Liên kết website

Lượt truy cập

Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh sởi trên địa bàn huyện

Thời gian gần đây dịch bệnh sởi đang bùng phát mạnh, ghi nhận tại một số địa phương các ca mắc bệnh sởi tăng nhanh. Trước tình hình đó huyện Tân Phú đã có những giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền các biện pháp về phòng, chống dịch bệnh sởi trên địa bàn các xã, thị trấn, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi có nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Để tăng cường công tác phòng, chống dịch, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trong cộng đồng, UBND huyện đã có ý kiến chỉ đạo các cơ quan liên quan, Phòng Y tế, Trung tâm y tế huyện, UBND các xã, thị trấn quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung trọng tâm.

laon_800_21032025084431.jpg
Số ca mắc bệnh sởi tăng nhanh, cảnh giác nguy cơ dịch bùng phát

Theo đó tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan, Phòng Y tế, Trung tâm Y tế huyện, UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện sự chỉ đạo của Bộ y tế về việc chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, triển khai tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi và các hướng dẫn, khuyến cáo về phòng, chống dịch bệnh sởi.

Phòng Y tế, Trung tâm Y tế huyện và Trạm Y tế các xã, thị trấn đã phối hợp tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh; chủ động giám sát, phát hiện sớm, cách ly điều trị, phòng chống lây nhiễm, xử lý ổ dịch kịp thời; thường xuyên đánh giá nguy cơ, phân tích tình hình và đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, hiệu quả; chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan (Phòng Văn hoá, Khoa học Thông tin; Trung tâm Văn hoá, Thông tin, Thể thao huyện) các đại phương lân cận để chia sẻ, cập nhật thông tin về tình hình diễn biến của dịch bệnh; triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch, không để dịch bệnh lây lan, bùng phát trên địa bàn.

Phòng Văn hoá, Khoa học Thông tin; Trung tâm Văn hoá, Thông tin, Thể thao huyện đã phối hợp với ngành Y tế thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh để người dân chủ động các biện pháp phòng bệnh và không để tình trạng hoang mang lo lắng trong dư luận. Tăng cường truyền thông, tuyên truyền vận động đưa trẻ em đi tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch và khuyến cáo, hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng bệnh như hạn chế tụ tập đông người, thường xuyên rửa tay với xà phòng và sử dụng khẩu trang khi đến các địa điểm công cộng, các khu vực tập trung đông người.

Dưới đây là những triệu chứng của bệnh sởi và cách phòng chống để tránh lây lan và những thông tin cần biết về bệnh sởi

1. Triệu chứng của bệnh sởi: Vi rút sởi có hình cầu, đường kính rất nhỏ, chỉ khoảng 100 - 250nm. Khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi, vi rút gây bệnh có thể phát tán ra ngoài không khí. Người chưa có miễn dịch hít vào sẽ bị lây bệnh. Chính vì tốc độ lây lan nhanh chóng mà sởi trở thành một trong những bệnh truyền nhiễm đáng lưu ý nhất hiện nay. Dịch bệnh sởi rất khó kiểm soát, dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

triêuc2_800_21032025084431.jpg
Các triệu chứng biểu hiện của dịch bệnh sởi

Các triệu chứng của sởi bao gồm: Sốt cao từ 39 - 40 độ C, người nhức mỏi, mắt đỏ do viêm kết mạc, mũi chảy dịch, ho, hắt hơi, đau họng, chán ăn, người xuất hiện các nốt phát ban đỏ li ti.

Các nốt phát ban thường mọc ở mặt, vùng vai gáy trước rồi lan dần ra khắp cơ thể. Trong quá trình phát ban, người bệnh sẽ sốt, đau mỏi cơ liên tục cho đến khi các nốt ban phủ kín từ đầu đến chân. Sau vài ngày, các nốt ban sẽ bay dần đi tạo thành các vết thâm da. Khoảng 1 - 2 tuần sau các vết thâm mới biến mất. Thông thường, bệnh sởi kéo dài khoảng từ 7 - 10 ngày. Trong thời gian bị bệnh, sức đề kháng của cơ thể suy giảm nhanh chóng, người bệnh dễ gặp phải các biến chứng như: tiêu chảy cấp, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản, thậm chí là viêm não, mù lòa, viêm cơ tim... Phụ nữ mang thai mắc bệnh sởi có thể bị sảy thai, sinh non hoặc gây dị tật thai nhi.

2. Đối tượng nào dễ mắc bệnh sởi: Sởi là bệnh truyền nhiễm rất nguy hại mà bất cứ ai chưa được gây miễn dịch đều có thể mắc phải, đặc biệt là trẻ em. Hơn 90% người dưới 20 tuổi đã bị mắc bệnh sởi, nhất là lứa tuổi trước thời kỳ tiêm chủng. Đây là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

3. Bệnh sởi lây truyền như thế nào: Bệnh sởi có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 12 -15 ngày, có trường hợp lên đến 20 ngày. Thời gian bệnh dễ lây truyền nhất là khoảng 4 ngày trước khi phát ban cho đến 4 - 5 ngày sau khi phát ban. Trong đó 4 ngày trước khi phát ban là thời kỳ lây truyền mạnh mẽ nhất, do chính bản thân người bệnh không biết mình đang mắc bệnh, vẫn tiếp xúc bình thường với mọi người xung quanh.

Sởi lây truyền qua đường hô hấp, do nước bọt của người bệnh bắn vào không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với các tiết dịch của người bệnh. Đôi khi bạn có thể lây bệnh một cách gián tiếp thông qua các đồ vật đã dính vi rút gây bệnh. Thông thường, nếu một người trong gia đình bị mắc sởi thì nhưng người còn lại (người chưa có miễn dịch) sẽ bị lây bệnh.

Sởi là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan rất cao. Bất cứ ai chưa có miễn dịch đều có khả năng mắc bệnh. Thời điểm dịch sởi bùng phát thường là từ tháng 2 đến tháng 4 - khoảng thời gian giao mùa đông - xuân. Bệnh chỉ có thể kiểm soát khi đạt được trên 95% tỷ lệ miễn dịch sởi trong cộng đồng. Chính vì thế, người lớn và trẻ nhỏ cần được tiêm vắc xin sởi để tăng khả năng miễn dịch với vi rút gây bệnh.

4. Cần cách ly bao nhiêu ngày để tránh lây bệnh sởi: Khi phát hiện sởi triệu chứng cần nhanh chóng cách ly để tránh lây lan bệnh: Hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh trong vòng 7 ngày kể từ khi phát ban. Trẻ nhỏ nên nghỉ học ít nhất 4 ngày tính từ ngày phát ban. Nếu có thể nên nghỉ thêm để tránh lây bệnh cho các học sinh khác. Bệnh nhân sởi điều trị trong bệnh viện cần cách ly đường hô hấp cho đến ngày thứ 4 sau khi phát ban.

tiem soi1_800_21032025084431.jpg
Cách phòng tránh sởi bệnh học hiệu quả và lâu dài nhất vẫn là tiêm phòng vắc xin sởi

5. Các cách phòng tránh bệnh sởi

Các cách phòng tránh bệnh sởi bao gồm: Cách ly, hạn chế tiếp xúc với người bệnh, người nghi bị nhiễm bệnh; Nếu có tiếp xúc với người bệnh cần rửa tay, sát khuẩn sạch sẽ; Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nơi ở, nơi làm việc thoáng mát, sạch sẽ; Nếu dịch sởi bùng phát cần hạn chế đến nơi tập trung đông người.

Tuy nhiên, cách phòng tránh bệnh sởi hiệu quả và lâu dài nhất vẫn là tiêm phòng vắc xin sởi. Đối với trẻ sơ sinh đã nhận được kháng thể miễn dịch từ mẹ truyền qua nhau thai sẽ có khả năng miễn dịch cho đến 6 tháng tuổi, nhiều em bé còn lưu giữ kháng thể này cho đến tháng thứ 9. Từ tháng thứ 9 trở đi, trẻ cần được bảo vệ bởi vắc xin sởi. Hai mũi vắc xin sởi sẽ được tiêm khi trẻ đủ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi. Khi được tiêm mũi thứ 1, trẻ sẽ có khoảng 80 - 85% khả năng miễn dịch. Hoàn thành mũi thứ 2 khả năng miễn dịch ở trẻ tăng lên mức 90 - 95%.

Nhiều năm gần đây, bệnh sởi có những diễn biến khó lường, thường bùng phát thành dịch nhanh chóng. Nguyên nhân chủ yếu là do việc tiêm chủng vắc xin sởi chưa được thực hiện đầy đủ ở tất cả các trẻ em. Nhiều bậc phụ huynh lo ngại phản ứng sau tiêm nên đã không đưa con em mình đến các cơ sở y tế tiêm vắc xin phòng bệnh. Hiện nay, vắc xin sởi vẫn được đánh giá là an toàn, các phản ứng sau tiêm thường khá nhẹ và tỉ lệ xảy ra ít. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ là cách tốt nhất để chủ động bảo vệ con em bạn khỏi bệnh sởi, tránh bùng phát dịch sởi trong cộng đồng.

Hoang Phuong

Chuẩn tiếp cận pháp luật

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ UBND HUYỆN TÂN PHÚ - TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Uỷ ban nhân dân huyện Tân Phú​, tỉnh Đồng Nai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Thanh Hải - Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Phú
Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tân Phú
Chịu trách nhiệm xuất bản: Ban biên tập website huyện Tân Phú.
Số 175 Đường Nguyễn Tất Thành, Khu 7, Thị trấn Tân Phú, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: (84.251). 3856050 - Fax: (84.251). 3856147 - Email: ubnd-tp@dongnai.gov.vn
® Ghi rõ nguồn "UBND huyện Tân Phú" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này


Chung nhan Tin Nhiem Mang