• image07
  • image01
  • image02
  • image03
  • image04
  • image05
  • image06
  • image07
  • image07

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) - Kỷ niệm 138 năm ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024). - Chào mừng Kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước (30/4/1945 - 30/4/2024) - Tìm hiểu, học tập và chấp hành pháp luật là trách nhiệm của mọi công dân - Đảng bộ và nhân dân huyện Tân Phú quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao
Xem thêm

Liên kết website

Lượt truy cập

Mang cây bèo lục bình đổi lấy “ngoại tệ”

Bèo Lục bình, loài thực vật quá đỗi quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Lục bình xuất hiện đầy rẫy ở mọi nơi có mặt nước, và từng là nỗi ám ảnh với người nông dân. Nhưng bằng sự sáng tạo, bàn tay khéo léo của người Việt Nam, loài thực vật “ám ảnh” lại là nguyên liệu cho các sản phẩm xuất khẩu, mang về ngoại tệ…
Tại xã Phú Điền, huyện Tân Phú, bèo lục bình mọc tự nhiên với mật độ dày đặc trên mặt nước ở khu vực sông, suối, đầm hồ... Loài thực vật tưởng chừng như bỏ đi này lại trở thành điểm tựa của người nông dân ở đây.

Tuyen_800_08052024153112.jpg
Những chiếc xuồng chở đầy lục bình nối đuôi nhau về sau khi thu hoạch

Cứ vào mỗi buổi sáng, người dân lại chèo xuồng ra giữa đầm, hồ để thu hái từng nhánh lục bình, loài thực vật thủy sinh sống nổi theo dòng nước. Cắt tận gốc rồi chặt bỏ lá, chỉ lấy mỗi thân cây lục bình rồi bó thành từng bó. Đầy xuồng, là người ta đã thu được khoảng 500 kg lục bình tươi. Sau đó vận chuyển về phơi khô, là trở thành nguyên liệu để đan lát. Công việc thu hái và đan lục bình đã được người dân xã Phú Điền thực hiện hơn 10 năm nay, mang đến thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình. Có người chỉ làm thêm lúc nông nhàn, rảnh rỗi, nhưng cũng có người thì đây là nguồn thu nhập chính của họ. Nhiều người ở đây cho biết, cũng nhờ lục bình mà họ có tiền để nuôi con học đại học, xây nhà cửa khang trang.

Chị Nguyễn Thị Kim Liên ở ấp 2, xã Phú Điền, huyện Tân Phú, người làm nghề đan lục bình cho hay: “Hồi xưa lục bình ở đây, ai cũng cầu cho người ta lấy, thậm chí còn tốn công để dọn dẹp bỏ đi. Nhưng giờ ai cũng lấy, không có mà chặt nữa.”

Còn chị Vũ Thị Kim cũng một người làm nghề đan lục bình ở đây cho rằng: “Công việc đan lục bình rất tiện lợi, vì mình có thể nhận về nhà để làm. Mình làm công việc nhà xong, lúc rảnh rỗi thì mình tranh thủ làm thêm để có thu nhập hàng ngày. Công việc này đã nuôi sống nhiều người ở đây, nhiều người sống vì nghề này, chặt lục bình, rồi đan lát.”

NHA_800_08052024153112.jpg
Người dân đan các sản phẩm lục bình tại nhà

Công ty TNHH Sản xuất thương mại Việt Thành ở xã Phú Hòa, huyện Định Quán là nơi đặt hàng, cũng là đầu mối thu mua sản phẩm bà con làm ra. Phần lớn các sản phẩm đều được xuất khẩu đi nước ngoài, doanh thu của công ty hàng năm đạt 4 – 5 triệu đô la Mỹ. Trong đó có nguồn thu tới từ hàng chục ngàn sản phẩm mỗi tháng của bà con ở Phú Điền.

Ông Đỗ Văn Vân, Công ty TNHH Sản xuất thương mại Thủ công mỹ nghệ Việt Thành, xã Phú Hòa, huyện Định Quán cho biết: “Nhờ cây lục bình mà bà con có công ăn việc làm, doanh nghiệp cũng có doanh thu. Hiện các sản phẩm từ cây lục bình, Công ty xuất khẩu qua các nước châu Âu, Mỹ. Điều đặc biệt là cây lục bình khi qua bàn tay khéo léo của các thợ đan đã trở thành hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, thân thiện môi trường và được các nước ưa chuộng. Ai cũng đều phấn khởi, tự hào về sản phẩm Việt Nam”

PHOI_800_08052024153112.jpg
Sản phẩm từ lục bình được phơi nắng để đảm bảo chất lượng, tránh ẩm mốc

Theo bà Đinh Thị Hương, Phó chủ tịch UBND xã Phú Điền, địa phương có hơn 600 héc ta mặt nước sông, hồ. Ở trên diện tích mặt nước này đều có cây lục bình và tồn tại rất lâu rồi. Vùng nguyên liệu này trong thời gian qua đã tạo được công ăn, việc làm cho người dân. “Tận dụng những gì thiên nhiên ban tặng, người dân của xã hái lượm lục bình về phơi, làm ra sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Định hướng của xã cũng mong tiếp tục duy trì, phát triển ngành nghề truyền thống này, xây dựng đời sống của người dân ngày càng phát triển, văn minh và bền vững.

Qua sự khó nhọc từ khâu thu hái, tới sự cần cù, tỉ mỉ và bàn tay khéo léo của người dân, thứ thực vật tưởng chừng như bỏ đi nay lại là nguyên liệu quan trọng tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người dân. Người ta nói vui với nhau rằng, dân Phú Điền mang bèo đổi lấy đô la. 

Minh Long

Chuẩn tiếp cận pháp luật

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ UBND HUYỆN TÂN PHÚ - TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Uỷ ban nhân dân huyện Tân Phú​, tỉnh Đồng Nai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Duy Thi - Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Phú
Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tân Phú
Chịu trách nhiệm xuất bản: Ban biên tập website huyện Tân Phú.
Số 175 Đường Nguyễn Tất Thành, Khu 7, Thị trấn Tân Phú, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: (84.251). 3856050 - Fax: (84.251). 3856147 - Email: ubnd-tp@dongnai.gov.vn
® Ghi rõ nguồn "UBND huyện Tân Phú" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này


Chung nhan Tin Nhiem Mang