Bỏ nghề đóng tàu
ở Phú Quốc, Kiên Giang để lặn lội tìm kiếm nghề mới vươn lên làm giàu ở khắp
các vùng miền trên Tổ Quốc. Năm 2010 ông Đặng Thanh Phong đã bén duyên với nghề
chiết xuất tinh dầu trầm hương ở ấp Phú Lợi xã Phú Trung. Chính nghề này đã
giúp cho gia đình ông Phong có được một cuộc sống khấm khá và đóng góp tích cực
cho công tác xã hội, nhân đạo, từ thiện tại địa phương.
Ông: Đặng Thanh Phong bên dàn nồi chiết xuất tinh dầu Trầm
Làng Trầm Hương ở
xã Phú Trung xưa nay nỗi tiếng khắp cả tỉnh Đồng Nai, với hàng trăm cơ sở sơ chế
Trầm, giải quyết cho hàng nghìn lao động trong và ngoài địa bàn xã. Riêng cơ sở
của ông Đặng Thanh Phong cũng đã giải quyết cho hơn chục lao động khu vực ấp
Phú Lợi. Không chỉ là sơ chế đơn thuần, cơ sở ông Phong còn sản xuất sâu các sản
phẩm từ trầm, như chiết xuất tinh dầu trầm, các sản phẩm chăm sóc da, mùi
hương, xâu chủi… Năm 2023 Ông Đặng Thanh Phong đã được Hội Trầm Hương Việt Nam
tặng bằng khen vì có đóng tích cực cho hoạt động của Hội nhiệm kỳ II (2015
-2022). Nhớ về những ngày đầu đến với nghề, ông Đặng Thanh Phong Chủ cơ sở sản
xuất tinh dầu trầm ấp Phú Lợi – xã Phú Trung chia sẻ “Ngày xưa tôi
chuyên nghề đóng tàu biển tại Phú Quốc tỉnh Kiên Giang, nhưng mà sau này tôi
không làm nghề đóng tàu nữa. Bao nhiêu năm tháng lặn lội từ nam chí bắc, rồi
qua cả campuchia để tìm kiếm cái nghề phù hợp với mình, nhưng đến cuối cùng xã
Phú Trung mới là nơi mà tôi lựa chọn. Tôi đến với nghề chưng cất tinh dầu trầm
này cũng là 1 phần nhờ các chú đi trước chỉ dạy. Tôi thấy nghề này nó rất thích
hợp với mình.” Ông Phong nói.
Anh Ngô Quốc Việt
công nhân sản xuất Trầm tại cơ sở ông Phong cho hay, “Em nắm kỹ thuật cũng được chút đỉnh, thì anh 5 trả công lao động
cho em 300 ngàn đồng/ngày, mỗi tháng quy ra cũng được 9 triệu, cũng phù hợp với
sức lao động của em.”
Không chỉ làm
kinh tế giỏi, Ông Đặng Thanh Phong con là một mạnh thường quân mạnh của địa
phương. Riêng trong năm 2023, ông đã ủng hộ 10 triệu đồng cho học sinh nghèo
trên địa bàn xã, tặng hơn 200 phần quà cho đồng bào dân tộc thiểu số ấp Phú Yên
và nhiều hoạt động nhân đạo khác với tổng giá trị 70 triệu đồng. Bản thân ông
và gia đình cũng luôn chấp hành tốt các chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Cơ sở sản xuất Trầm Hương của ông Đặng Thanh Phong giải quyết trên chục
lao động địa phương
Nói về đời sống
của bà con dân tộc trong vùng, ông Phong trầm tư một chút, “Thấy đời sống đồng
bào dân tộc mình cũng có công ăn, việc làm nhưng mà cũng còn nhiều hoàn cảnh
khó khăn lắm. Tôi lên đây thì cũng mong muốn bà con, láng giềng, nhà nước có gì
đó gắng hỗ trợ cho bà con đồng bào dân tộc.” Ông Phong trải lòng.
Anh Lê Minh Nhật
cán bộ thương mại xã Phú Trung cho
biết, ngoài những mặt tích cực là ông
Phong đã chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
về phòng cháy chữa cháy cho cơ sở, an toàn lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm,
cũng như an toàn vệ sinh môi trường, thì ông Phong cũng đóng góp rất nhiều cho
địa phương.
“Đặc biệt, ông
Phong rất tích cực trong công tác thiện nguyện. Địa phương nhận xét rất cao ông
Đặng Thanh Phong, chủ cơ sở trầm hương Thịnh Phát.” Anh Nhật khẳng định.
Với những đóng
góp của mình, ông Đặng Thanh Phong vinh dự là 1 trong 343 cá nhân được UBND huyện
Tân Phú tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Người
tốt, việc tốt” huyện Tân Phú năm 2023.
Gia Tiến