Những
năm qua, nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Phú đã
trở thành một trong những động lực quan trọng, giúp nhiều hộ dân trên địa bàn
huyện giảm nghèo, tạo việc làm ổn định, cải thiện đời sống. Hầu hết các hộ được
tiếp cận nguồn vốn đều đầu tư đúng mục đích, phát huy hiệu quả nguồn vốn vay,
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Bà: Lâm Thị Đức, cư trú ấp Thanh Thọ 3 – xã Phú Lâm, thoát nghèo nhờ nguồn vốn vay chăn nuôi dê sinh sản
Gia đình Lâm Thị Đức, cư
trú ấp Thanh Thọ 3 – xã Phú Lâm – huyện Tân Phú, là một trong những hộ thuộc
diện hộ nghèo, khó khăn của xã, năm 2022 bà Đức được Ngân hàng chính sách xã hội huyện cho vay vốn chăm nuôi dê 50 triệu đồng. Nhờ
sử dụng hiệu quả nguồn vốn, đến nay, cuộc sống của gia đình bà đã được
cải thiện. Bà Lâm Thị Đức, ấp Thanh Thọ 3 – xã Phú Lâm – huyện Tân Phú chia sẻ:
“Trước kia gia đình tôi khó khăn có
vay 50 triệu của Ngân hàng chính sách xã hội huyện tôi về mở rộng chăm nuôi
được 20 con dê nái và bây giờ sản ra được 70 con, vợ chồng tôi đang mở thêm
chuồng trại để gây ra thêm. Vấn đề bệnh hoạn không có gì khó mình nuôi lâu dài
thì mình biết đại khái nó bị sổ mũi là mình biết và điều trị liền không đợi quá
tải mới chữa, khi thấy chuyển bị sinh sản đau bụng thì mình phải lên tiếp nó từ
lúc tôi nuôi đến nhờ chưa xảy sót con nào”.
Bà: Bùi Thủy Cẩm Lài, Tổ
trưởng tổ tiết kiệm xã Phú Lâm cho hay “Sau
khi xem xét gia đình chị Lâm Thị Đức, thuộc diện khó khăn cần được tiếp cận
nguồn vốn phát triển đàn dê chúng tôi tới thẩm định xem tình hình tiếp tục bình
xét và mời hội viên tới cùng tham gia sau đó họp và biểu quyết đưa vào hội viên
của tổ sau khi vay vốn tới nay đàn dê phát triển rất là to lớn mới đầu chị Lâm được
20 – 30 nhờ lên tới trên 70 con, và hướng tới chị mở quy mô mở rộng hơn. Trong
thời gian tới chị mở rộng thêm trang trại chăn nuôi dê và mong muốn được tiếp
cận nguồn vốn chính sách thì càng tốt”.
Để nguồn vốn phát huy hiệu
quả, sau một tháng giải ngân cho vay, Ngân hàng chính sách xã hội huyện phối hợp
với các Tổ tiết kiệm và vay vốn của xã đến từng gia đình động viên, hướng dẫn
các hộ sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích. Qua đó, đã góp phần không nhỏ vào kết
quả chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đẩy nhanh việc hình thành các vùng chuyên
canh sản xuất rau màu, chăn nuôi để nâng cao giá trị kinh tế.
Hàng tháng
Ngân hàng chính sách xã hội huyện xuống các xã, thị trấn giải ngân nguồn vốn
vay cho người dân
Bà: Trần Thị Tuyết, Phó
Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội huyện cho biết “Hiện nay trên địa bàn huyện Tân Phú triển khai thực hiện trên 9 chương
trình tín dụng chính sách xã hội và tổng doanh số cho vay từ năm 2014 cho đến
nay đạt 1.200 tỷ đồng với trên 45 ngàn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối
tượng chính sách khác được vay vốn, doanh số thu lợi đạt 772 tỷ đồng, vốn tín
dụng sách đã giúp cho 13.800 hộ vượt qua ngưỡng nghèo, 3600 hộ sinh viên có
hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, hỗ trợ tạo việc làm cho7. 800 lao động,
tạo điều kiện cho 19.000 ngàn hộ gia đình được vay vốn chương trình nước sạch
và vệ sinh môi trường, hỗ trợ cho chương trình xây nhà ở được 27 hộ với số trên
13 tỷ đồng, tạo điều kiện cho 17 người chấp hành án phạt tù để vay vốn sản xuất
kinh doanh với số tiền 1 tỷ 200 triệu đồng. tới thời điểm này Tân Phú là một
trong những huyện có dư nợ cao nhất tỉnh Đồng Nai và phấn đấu đến cuối năm 2024
sẽ là đơn vị đầu tiên trên đại bàn tỉnh có dư nợ tín dụng chính sách đạt 600 tỷ
đồng”.
Thời gian tới, NHCSXH
huyện Tân phú chủ động hơn nữa trong việc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan,
ban, ngành, đoàn thể nhận ủy thác nhằm triển khai kịp thời có hiệu quả chương
trình tín dụng chính sách trên địa bàn huyện. Đây là chỗ dựa tin cậy của người
nghèo, đơn vị sẽ tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính
sách xã hội, hoạt động ủy thác, hoạt động của các Tổ tiếp kiệm và vay vốn và
hoạt động giao dịch các xã, thị trấn ngày một hoàn thiện hơn.
Trung – Hiếu