Nhằm mục đích nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm cho
gia đình, cộng đồng và toàn xã hội về công tác phòng ngừa, bảo vệ trẻ em, từ đó
đề ra những giải pháp cụ thể, thiết thực trong phòng, chống tai nạn thương
tích; bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn.
UBND huyện đã ban hành kế hoạch số 72/KH-UBND ngày
28/02/2024 thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích, bạo lực, bóc lột, xâm hại
tình dục trẻ em năm 2024 trên địa bàn
huyện Tân Phú. Qua đó, kịp thời chỉ đạo các ban ngành, tổ chức đoàn thể, gia
đình trong việc xây dựng kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích, bạo lực,
bóc lột, xâm hại tình dục. Hỗ trợ và tạo dựng cho các em có cuộc sống ổn định
trong môi trường lành mạnh, an toàn, có cơ hội phát triển tốt về thể chất, tinh
thần, không còn nguy cơ tiếp tục bị tai nạn thương tích, bạo lực, bóc lột, xâm
hại tình dục.
Để đảm bảo thực hiện hiệu quả các nội dung, UBND huyện đã yêu
cầu cần tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, phát huy tính chủ động của mỗi địa
phương trong việc phòng, chống tai nạn thương tích, bạo lực, bóc lột, xâm hại
tình dục. Hoàn thành các nội dung kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích, bạo
lực, bóc lột, xâm hại tình dục trẻ em đề ra.
UBND huyện đã giao Phòng Lao động Thương binh và xã hội chủ
trì phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ tổ chức
thực hiện 05 nội dung trọng tâm của kế hoạch năm 2024 cụ thể:
1. Thực hiện tốt công tác tập huấn, truyền thông, tuyên truyền
về phòng chống tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại trẻ em qua sự phối hợp Sở
Lao động – Thương binh và xã hội tổ chức tập huấn; Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động
truyền thông bằng nhiều hình thức (pa nô truyền thông; đường link của Cục Trẻ
em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội…) về phòng, chống tai nạn thương tích,
bạo lực, xâm hại trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng; Tuyên truyền
về Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em 111; Phối hợp tổ chức các lớp dạy bơi miễn
phí cho học sinh nghèo; Tổ chức các lớp nói chuyện chuyên đề về kỹ năng phòng,
chống bạo lực, xâm hại trẻ em cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên. Tuyên truyền cho trẻ
em, phụ huynh tại các địa bàn xảy ra các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại
tình dục và giáo viên các nhóm trẻ, nhà trẻ trên địa bàn.
2. Hướng dẫn công tác xây dựng xã, thị trấn đạt tiêu chí cộng
đồng an toàn; xây dựng Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ
em. Thẩm định xã, thị trấn phù hợp với trẻ em.
3. Hoạt động phòng ngừa, can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực,
bóc lột, bị xâm hại tình dục: thực hiện các chính sách về y tế, bảo vệ sức khỏe
và tâm lý như: Tư vấn về sức khỏe cho người bị xâm hại, quan tâm chăm sóc y tế
đối với nạn nhân bị xâm hại tình dục, trẻ em bị ngược đãi, bị bạo lực. Trợ giúp
pháp lý cho gia đình và trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực, ngược
đãi…
4. Chỉ đạo, rà soát, kiện toàn Ban Điều hành bảo vệ, chăm
sóc giáo dục trẻ em các cấp nhằm bảo vệ trẻ em, phòng, chống tai nạn thương
tích, xâm hại trẻ em.
5. Kiểm tra công tác chỉ đạo, triển khai các giải pháp, thực
hiện công tác phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp về phòng, chống tai nạn thương
tích, bạo lực, xâm hại trẻ em; bóc lột trẻ em và bảo vệ trẻ em trên môi trường
mạng.
Phạm Tuyển