Thiết bị di động là một loại thiết bị điện tử di động có khả năng di
chuyển và thực hiện các chức năng có thể tương đương với các máy tính và thiết
bị điện tử khác, thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Đặc điểm chung
của thiết bị di động là khả năng di động, tích hợp nhiều chức năng trong một
thiết bị, và khả năng kết nối Bluetooth, NFC, kết nối với Internet qua wifi,
4G, 5G...
Các tính năng chính của thiết bị di động mang lại điển hình như: giao
tiếp, truy cập Internet, giải trí, chụp ảnh và quay video, quản lý lịch trình
và ghi chú, định vị và bản đồ, ứng dụng công việc và giáo dục, chăm sóc sức khỏe,
sử dụng ứng dụng thanh toán để thực hiện các giao dịch tài chính, cung cấp xác
thực sinh trắc học như nhận dạng khuôn mặt hoặc nhận dạng vân tay… Thiết bị di
động đã trở thành một phần quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại,
mang lại sự thuận tiện và kết nối liên tục cho người sử dụng.
Sự gia tăng của thiết bị di động và thiết bị thông minh đã mang lại nhiều
tiện ích và thuận lợi cho cuộc sống hàng ngày, nhưng cũng đồng thời đặt ra những
thách thức lớn trong lĩnh vực bảo mật.

Hình minh họa:
nguồn internet
Do đó, để đảm bảo an toàn cho các thiết bị di động là một nhiệm vụ quan
trọng, cấp thiết trong kỷ nguyên số, khi mà các nguy cơ tấn công ngày càng gia
tăng. Dưới đây là một giải pháp an toàn được thiết kế có hệ thống, gồm 5 yếu tố
chính – Dự báo, Bảo vệ, Phát hiện, Ứng phó và Thực hành. Cụ thể:
1. Dự báo về các cuộc tấn công với các yếu tố như hướng tấn công, mức độ
gây hại và hậu quả của nó là vô cùng quan trọng. Vì thế, việc chủ động theo
dõi, giám sát không gian mạng sẽ giúp các tổ chức có được những thông báo về
các mối đe dọa mới có thể ảnh hưởng đến an ninh an toàn, từ đó đưa ra các xem
xét, đánh giá hệ thống của mình sẽ chịu những tác động gì để chủ động xây dựng
các biện pháp bảo vệ thích hợp.
2. Bảo vệ là một yếu tố quan trọng của giải pháp bảo mật di động, bao gồm
hai khía cạnh chính. Khía cạnh đầu tiên là ngăn chặn các mối đe dọa không mong
muốn xâm nhập hoặc ảnh hưởng đến hệ thống di động. Ví dụ, phần mềm độc hại có
thể tồn tại dưới dạng gói hoặc tệp ứng dụng. Vì thế, thực hiện quét lưu lượng đến
tại proxy mạng hoặc cổng để kiểm tra lưu lượng độc hại trước khi chuyển tiếp tới
thiết bị, hay cập nhật kịp thời cho các ứng dụng và hệ điều hành của các thiết
bị để vá bất kỳ lỗ hổng nào là những biện pháp bảo vệ khỏi ứng dụng độc hại.
3. Phát hiện: phần mềm độc hại là một trong những công cụ chính được sử
dụng bởi kẻ tấn công để thực hiện các hoạt động độc hại trên thiết bị di động.
Việc phát hiện sớm các phần mềm độc hại có thể làm giảm tác hại và hạn chế sự
lây lan. Việc sử dụng các phần mềm chống virus cũng sẽ giúp phát hiện các phần
mềm độc hại. Tuy nhiên, do các cuộc tấn công bằng phần mềm độc hại ngày càng
tinh vi hơn, vì thế cần một phương pháp mới sử dụng kết hợp phân tích tĩnh và động,
cũng như kỹ thuật học máy để đạt được kết quả toàn diện.
4. Ứng phó: bất kỳ một sự cố nào khi không được xử lý ngay cũng có thể
trở thành một vấn đề lớn trong an ninh mạng, cuối cùng còn có thể dẫn tới phá hủy
dữ liệu hoặc sụp đổ hệ thống. Việc ứng phó kịp thời với sự cố một cách nhanh
chóng sẽ giảm thiểu thiệt hại, hạn chế lỗ hổng, ngăn chặn mã độc tấn công, phục
hồi quy trình dịch vụ và giảm thiểu rủi ro an ninh mà sự cố gây ra trong tương
lai.
5. Thực hành: mặc dù người dùng có thể nhận thức được rằng thiết bị di
động là một mục tiêu dễ tấn công, nhưng ít người nghĩ rằng mình sẽ trở thành nạn
nhân của các cuộc tấn công này. Do đó, điều quan trọng là phải hướng dẫn, phổ
biến, thực hành và tập huấn cho người dùng về các phương pháp an toàn khi sử dụng
thiết bị di động và cập nhật cho họ về các hình thức tấn công mới.
6. Sử dụng các công cụ hỗ trợ bảo mật cho thiết bị di động, giúp người
dùng và tổ chức duy trì môi trường an toàn cho dữ liệu và thông tin cá nhân như:
Avast Mobile Security, McAfee Mobile Security, Bitdefender Mobile Security,
Kaspersky Mobile Antivirus, Norton Mobile Security, AVG AntiVirus for Android…
Phạm Tuyển