Thanh toán không dùng tiền mặt là xu hướng tất yếu
trong quá trình phát triển kinh tế thương mại. Và tại những nơi vốn chủ yếu là
giao dịch tiền mặt như các chợ truyền thống thì nay tỷ lệ các giao dịch không
dùng tiền mặt cũng đang tăng lên mạnh. Tại huyện Tân Phú, việc đẩy mạnh chuyển
đổi số ở các chợ truyền thống trên địa bàn huyện trong những năm gần đây đã
giúp người dân trải nghiệm và tiếp cận với các phương thức thanh toán hiện đại,
đưa thanh toán số trở thành công cụ thanh toán chủ yếu của người dân, góp phần
xây dựng các công dân số thúc đẩy xã hội số, kinh tế số trên địa bàn phát triển.
Trước
đây, việc thanh toán không dùng tiền mặt tại các chợ truyền thống ở huyện Tân
Phú còn gặp nhiều khó khăn. Do nhiều người dân, nhất là những người lớn tuổi vẫn
quen sử dụng tiền mặt, chưa tiếp cận được với công nghệ. Tuy nhiên hiện nay, tiểu
thương cũng như người tiêu dùng đã quen dần với hình thức thanh toán không dùng
tiền mặt. Tại chợ Phương Lâm, khi người dân đến mua sắm, trao đổi hàng hóa ở đây
đã không cần phải mang theo tiền mặt, không cần những kim băng đan vào túi để
chống móc túi. Người đi chợ chỉ cần mang theo điện thoại có App ngân hàng vậy
là đủ.

Người
dân mua sắm đã quen dần với hình thức thanh toán qua mã quét QR code
Bà
Nguyễn Thị Vang, một người dân ở xã Phú Lâm thường hay mua sắm ở chợ Phương Lâm
cho hay: “Đi mua sắm cái gì, tôi cũng chỉ cần mang điện thoại và tất cả mọi thứ
ở đây đều sử dụng mã quét QR code hết, không cần đến tiền mặt, thanh toán rất
tiện lợi và nhanh chóng. Đi chợ không sợ phiền phức tiền lẻ hay tiền chẵn, chỉ
cần mang điện thoại có App ngân hàng là đủ”.
Anh
Đặng Thanh Phương, tiểu thương kinh doanh tại chợ Phương Lâm cho biết: “Bây giờ
tôi thấy người ta dùng mã quét rất nhiều, hình thức này đơn giản, bảo mật, thuận
tiện trong quá trình mua, bán, tránh rủi ro, nhầm lẫn khi trả lại tiền thừa cho
khách hàng. Mỗi tiểu thương chúng tôi đều được hướng dẫn tạo một mã QR code.
Người mua hàng chỉ cần dùng điện thoại thông minh quét mã để thanh toán thay
cho phương thức sử dụng tiền mặt như trước đây”.
Khu
chợ tại huyện vùng xa này từ sau dịch Covid - 19 đến nay đã có sự thay đổi ngoạn
mục về hình thức thanh toán. Từ chỗ người nông thôn chỉ quen dùng tiền mặt thì
hiện nay gần 70% tiểu thương đều đã có mã QR code thanh toán và toàn bộ tiểu
thương đều chấp nhận giao dịch chuyển tiền bằng hình thức số qua Viettel money App
của ngân hàng khi khách yêu cầu.
Ông
Lê Tâm, Phó giám đốc Hợp tác xã TMDV Phương Lâm cho biết: “Hợp tác xã đã phối hợp
với ngân hàng HD Bank tuyên truyền, vận động tất cả các bà con tiểu thương tham
gia về việc tạo mã QR code để thanh toán, hạn chế sử dụng tiền mặt. Qua đó, ở
chợ Phương Lâm đa số bà con chấp hành rất tốt. Đối với lồng chợ chính có khoảng
90% tiểu thương đã có mã QR code. Trong thời gian tới, Hợp tác xã tiếp tục
tuyên truyền vận động tất cả các bà con ở chợ Phương Lâm 100% sử dụng mã QR
code để tiện lợi cho bà con mua bán, giao dịch tại chợ”.

Các
tiểu thương kinh doanh ở chợ Phương Lâm đã trang bị mã quét QR code tại quầy
hàng để giao dịch
Thời
gian qua, thanh toán điện tử đã trở thành thói quen của nhiều người dân từ
thành thị đến khu vực nông thôn. Để nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng tiện ích
này huyện Tân Phú đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động tiểu thương, người
dân tại các chợ truyền thống ứng dụng trong kinh doanh mua bán hàng hóa. Điểm nổi
bật trong hành trình chuyển đổi số tại chợ truyền thống là có sự tham gia tích
cực từ các đơn vị tổ chức tín dụng nhiều khách hàng như Agribank ,Vietcombank, HDBank
và cả VNPT Đồng Nai đã chủ động cử nhân viên trực tiếp xuống chợ hỗ trợ giúp tiểu
thương lập mã, tạo các phần quà để khuyến khích tiểu thương tham gia. Việc triển
khai nhân rộng mô hình chợ 4.0 được kỳ vọng là bước đi chiến lược trên con đường
xây dựng phát triển xã hội số và kinh tế số.
Minh Long