Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Tân Phú đã triển khai hiệu quả, kịp
thời các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến Hộ nghèo và các đối
tượng chính sách trên địa bàn huyện. Người dân được tiếp cận vốn nhanh chóng, dễ
dàng, phục vụ sản xuất kinh doanh, từng bước thoát nghèo bền vững,
thể hiện nhiều mặt tích cực, đồng vốn được sử dụng hiệu quả, góp phần bảo đảm
an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Cơ sở khai thác Trầm hương
của gia đình chị Nguyễn Thị Lành, tại ấp Phú Lợi, xã Phú Sơn
Ngân hàng CSXH huyện đã phối hợp với các
Ban ngành, Hội Đoàn thể, Chính quyền địa phương đẩy
mạnh tuyên truyền, vận động, định hướng cho nhân dân các mô hình nghề nghiệp
phù hợp với điều kiện thực tiễn từng địa phương, phối hợp tổ chức tập huấn,
chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất. Đến nay, đã
có nhiều hộ dân với nhiều mô hình làm ăn phát triển kinh tế có hiệu quả, vươn
lên thoát nghèo, nâng mức thu nhập lên trung bình, khá, góp phần xây
dựng diện mạo nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Trong đó, phải kể đến mô
hình khai thác Trầm hương của gia đình chị Nguyễn Thị Lành, tại ấp Phú Lợi, xã Phú
Sơn, huyện Tân Phú. Năm 2022, từ đồng vốn vay 80 triệu đồng, chương trình cho
vay Hỗ trợ tạo việc làm của ngân hàng CSXH huyện, để thực hiện dự án khai thác
Trầm hương tự nhiên. Từ đồng vốn này, gia đình chị đã mở rộng cơ sở sản xuất,
tạo việc làm cho 10 lao động tại địa phương, thu nhập gia đình chị tăng lên 30
triệu đồng / tháng. Kinh tế gia đình đã vươn lên khá giả, có điều kiện hơn để chăm
lo cho con cái ăn học.
Trên đây là mô hình sản
xuất có hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm, tăng thu nhập thông qua nguồn vốn
tín dụng chính sách của Ngân hàng CSXH huyện. Trong thời gian tới, NHCSXH sẽ
tiếp tục giới thiệu các mô hình sản xuất khác có hiệu quả kinh tế, để người dân
tham khảo, học tập kinh nghiệm và vận dụng phù hợp vào sản xuất phát triển kinh
tế của gia đình.
Thế Vinh- NHCSXH