• image07
  • image01
  • image02
  • image03
  • image04
  • image05
  • image06
  • image07
  • image07

Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2024) - Tìm hiểu, học tập và chấp hành pháp luật là trách nhiệm của mọi công dân - Đảng bộ và nhân dân huyện Tân Phú quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao - Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Năng động - Sáng tạo - Phát triền - Đảng Cộng sản Việt Nam - Người lãnh đạo, tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Xem thêm

Liên kết website

Lượt truy cập

Huyện Tân Phú chỉ đạo đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân theo các cấp độ của dịch bệnh Covid-19

Với tình hình diễn biến phức tạp của  dịch bệnh Covid-19 hiện nay, UBND tỉnh và các sở ngành tỉnh Đồng Nai  đã triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các biện pháp, giải pháp thực hiện ứng phó trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Trong đó việc xây dựng các phương án sẵn sàng cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ tiêu dùng của nhân dân theo diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19 là rất quan trọng.

Để đảm bảo ổn định cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn huyện tùy theo diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19, UBND huyện đã ban hành kế hoạch chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện thực hiện đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân theo 05 cấp độ khác nhau của dịch bệnh Covid-19.

Theo đó, việc xây dựng các phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân phù hợp với từng cấp độ khác nhau của tình hình diễn biến phức tạp dịch bệnh Covid-19, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Tổ chức các hoạt động thương mại ổn định, khai thác hàng hóa đủ về số lượng, chủng loại phục vụ trước, trong và sau dịch bệnh, hạn chế tình trạng khan hiếm hàng hóa, tăng giá cục bộ. Kịp thời ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, găm hành, đầu cơ tích trữ, kinh doanh, vận chuyển hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ lưu thông trên địa bàn huyện. Kịp thời đảm bảo nhu cầu tiêu dùng thực phẩm thiết yếu ở mức độ tiêu dùng tối thiểu cho người dân ở khu vực cách ly do dịch bệnh.

Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng để có biện pháp điều hành hoặc kiến nghị, đề xuất nhằm bình ổn thị trường đảm bảo đủ nguồn hàng thiết yếu phục vụ nhân dân. Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp cung ứng các mặt hàng thiết yếu, bình ổn giá cả, thị trường nhằm ứng phó kịp thời, có hiệu quả với những bối cảnh mới phát sinh trên địa bàn huyện. Tăng cường công tác phối hợp, trao đổi và cung cấp thông tin giữa các cơ quan, ban ngành huyện, UBND các xã, thị trấn, các đơn vị liên quan để triển khai đạt hiệu quả các nội dung. Phát huy vai trò của các doanh nghiệp trong việc chủ động dự trữ, cung ứng hàng hóa, nhất là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đáp ứng nhu cầu tiêu  dùng của nhân dân. 

Trên cơ sở đánh giá số dân, nhu cầu tiêu dùng, thói quen mua sắm, đặc điểm hệ thống phân phối trên địa bàn huyện và tình hình thực tế dịch Covid-19  trên địa bàn huyện hiện nay để xây dựng giả định, đánh giá tình hình thị trường, cung ứng  hàng hóa theo 05 tình huống của dịch Covid-19, cụ thể: 

- Cấp độ 1: Khi chưa ghi nhận trường hợp bệnh tại huyện. 

- Cấp độ 2: Có trường hợp bệnh xác định đầu tiên xâm nhập và có lây nhiễm thứ phát triên địa bàn huyện. 

- Cấp độ 3: Dịch bệnh lây lan trên 20 trường hợp mắc trên địa bàn huyện. 

- Cấp độ 4: Dịch bệnh lây lan rộng trong cộng đồng từ trên 1.000 đến 3.000 trường hợp mắc. 

- Cấp độ 5: Dịch lây lan rộng trong cộng đồng từ trên 3.000 đến 30.000 và trên 30.000 trường hợp mắc. 

Với 05 cấp độ tình huống của dịch Covid-19, các phương án tương ứng đã đánh giá nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa thiết yếu của người dân trên địa bàn/tháng và khả năng sản xuất để cung ứng với từng nhóm mặt hàng như: nhóm hàng lương thực, nhóm hàng thực phẩm tươi sống (thịt gia súc, gia cầm và thủy sản, rau xanh các loại), nhóm hàng công nghệ phẩm tiêu dùng (đường, sữa, nước mắm, bột canh, mỳ chính, mỳ tôm; lương khô; dầu ăn; muối). Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị có liên quan của huyện và UBND các xã, thị trấn làm việc với một số doanh nghiệp, cơ sở chuyên doanh theo từng ngành hàng tăng năng lực sản xuất, kinh doanh từ 50-100% khi có yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, đồng thời sẵn sàng ưu tiên cung ứng hàng hóa vào các địa bàn bị cách ly theo yêu cầu, sẵn sàng cung ứng đủ nhu cầu để phục vụ nhân dân khi có các tình huống dịch diễn ra. Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị phải dự báo được tình hình thức tế, đề ra các giải pháp thực hiện đảm bảo cung ứng hàng hóa phục vụ nhân dân gắn với thực hiện theo chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Nhằm ứng phó theo từng cấp độ dịch cần đảm bảo thực hiện áp dụngtheo nguyên tắc chung tại chỗ, phát huy tối đa năng lực cung ứng hàng hóa tại các địa bàn. Trong đó, sử dụng nguồn cung hàng hóa của các hộ kinh doanh đối với nhóm hàng thực phẩm công nghệ, thực phẩm chế biến sẵn, các hàng tiêu dùng, hàng gia dụng khác,... Riêng đối với nhóm hàng nông sản, thực phẩm tươi sống chủ yếu sử dụng nguồn lực từ các trang trại, gia trại, các hộ nông dân trong huyện. Khuyến khích người dân trong khu vực cách ly, phong toả cũng như người dân tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện khi có nhu cầu về hàng hóa sẽ ưu tiên sử dụng hàng đã có tại địa phương, trường hợp khó khăn thì liên hệ đặt hàng trực tuyến, đặt hàng qua điện thoại với các siêu thị, trung tâm thương mại… Phát huy vai trò của Tổ cung ứng hàng hóa tại các địa phương, hỗ trợ nhận đơn hàng của người dân tại khu vực bị cách ly, phong tỏa để đặt hàng; với yêu cầu công tác giao nhận hàng hóa phải đảm bảo các quy định về an toàn  phòng, chống dịch covid-19 tại các chốt kiểm soát. 

Để triển khai hiệu quả các phương án theo diễn biến các cấp độ dịch bệnh, tạo niềm tin và sự ổn định tư tưởng trong nhân dân, tránh tình trạng hoang mang, lo sợ, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp triển khai thực hiện đảm bảo các biện pháp, giải pháp đã đặt ra theo từng phương án. Tổ chức điều tiết hàng hóa đến các điểm thiếu hàng hóa để phục vụ nhu cầu tối thiểu của người dân; tăng cường kiểm tra,  xử lý nghiêm theo quy định đối với các hành vi đầu cơ, tích trữ găm hàng nhằm  trục lợi; tăng giá bất hợp lý; bán sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không  đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm; quảng cáo gian dối, cung cấp thông tin  sai lệch, gây nhầm lẫn; lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc  lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để trục lợi, ép buộc giao dịch; cung cấp hàng hóa,  dịch vụ không bảo đảm về số lượng, chất lượng, giá cả; tạo điều kiện cho phương tiện, doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa nông sản thực phẩm tiêu thụ cho nông dân,  doanh nghiệp đã đáp ứng đúng yêu cầu 5K của Bộ Y tế ra vào các địa phương; tuyên truyền, khuyến cáo các địa phương và người dân tăng cường phát  triển sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi), đồng thời chú ý phòng chống dịch hại cho cây  trồng, vật nuôi để đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm; nắm bắt, theo dõi tình hình thị trường y tế phục vụ phòng, chống dịch, tăng cường công  tác kiểm tra an toàn thực phẩm; theo dõi, chấn chỉnh, xử lý những thông  tin không chính xác, sai lệch trên báo chí và trên mạng Internet, làm ảnh hưởng  đến tâm lý của người dân trên địa bàn huyện; đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn và bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, phương tiện, tài sản phục vụ các khu vực cách ly nhằm  ứng phó với dịch bệnh Covid-19 trong thời gian dịch bệnh. Tổ chức điều tra, xác minh và xử lý nghiêm các trường hợp tung tin không đúng về tình hình dịch, nguồn cung hàng hóa gây hoang mang trong cộng đồng…

Phạm Tuyển


Chuẩn tiếp cận pháp luật

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ UBND HUYỆN TÂN PHÚ - TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Uỷ ban nhân dân huyện Tân Phú​, tỉnh Đồng Nai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Duy Thi - Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Phú
Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tân Phú
Chịu trách nhiệm xuất bản: Ban biên tập website huyện Tân Phú.
Số 175 Đường Nguyễn Tất Thành, Khu 7, Thị trấn Tân Phú, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: (84.251). 3856050 - Fax: (84.251). 3856147 - Email: ubnd-tp@dongnai.gov.vn
® Ghi rõ nguồn "UBND huyện Tân Phú" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này


Chung nhan Tin Nhiem Mang