• image07
  • image01
  • image02
  • image03
  • image04
  • image05
  • image06
  • image07
  • image07

Dù Ai Đi Ngược Về Xuôi - Nhớ Ngày Giỗ Tổ Mùng Mười Tháng Ba - Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) - Kỷ niệm 138 năm ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024). - Chào mừng Kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước (30/4/1945 - 30/4/2024) - Tìm hiểu, học tập và chấp hành pháp luật là trách nhiệm của mọi công dân
Xem thêm

Liên kết website

Lượt truy cập

Tân Phú, hàng ngàn ngôi nhà ngập lụt

      Do lượng mưa lớn, cùng với đập thủy điện Đồng Nai 5 xả lũ đã khiến cho hàng ngàn ngôi nhà của các xã nằm ven sông Đồng Nai gồm Đắc Lua, Nam Cát Tiên, Tà Lài và Phú Thịnh của huyện Tân Phú bị ngập chìm trong nước, thiệt hại ước tính cả trăm tỷ đồng.
      Tại xã Nam Cát Tiên sáng 8-8, trên địa bàn xã đã xảy ra mưa lớn kéo dài trên diện rộng, cùng lưu lượng nước của nhà máy thủy điện Đồng Nai 5 ở phía thượng nguồn tiến hành xả lũ đã gây ngập lụt cục bộ ở nhiều nơi. Đến 4 giờ sáng ngày 9 tháng 8, nhà máy thủy điện này lại tiếp tục xã lũ khiến cho nước dâng lên rất nhanh, nhiều tuyến đường nước ngập sâu, trong đó tuyến đườngc hính từ huyện vào xã Nam Cát Tiên đã ngập sâu gần 1m đã chia cắt, cô lập hoàn toàn với bên ngoài. nhiều diện tích hoa màu cùng khoảng 800 ngôi nhà bị chìm trong biển nước.
      Theo ông Nguyễn Văn Lực – Chủ tịch UBND xã Nam Cát Tiên cho biết, kể từ năm 2007 đến nay trên địa bàn huyện Tân Phú mới xãy ra lũ lụt, và đỉnh lũ đạt với ngưỡng của trận lũ năm 1999. Mặc dù đã có sự chuẩn bị từ trước, nhưng do nước dâng lên nhanh đã khiến cho nhiều người dân bất ngờ, nên nhiều vật dụng sinh hoạt bị ngập trong nước, gia súc gia cầm bị cuốn trôi. Theo thống kê sơ bộ có khỏang 100 ngàn con gà, trọng lượng khoảng 2,5 đến 3,7 kg mỗi con của trang trại chăn nuôi gà Miền Đông đã bị chìm trong nước lũ hoàn toàn, một con bò của một hộ dân cũng bị nước cuốn mất tích, cùng nhiều diện tích cây ăn trái, như sầu riêng, bưởi đang cho thu hoạch, dâu tằm… bị chìm ngập. Hiện nay chưa có thống kê cụ thể.
TPNL3.jpg
TPNL4.jpg
TPNL6.jpg
TPNL7.jpg
TPNL10.jpg
Các loại phương tiện được huy động sử dụng để cứu hộ lũ lụt

      Còn theo ông Trần Đình Hanh – Cán bộ khối dân vận xã, nhà ở ấp 4 xã Nam Cát Tiên, nơi bị lũ lụt sâu nhất cho biết “Bắt đầu từ hôm trước, sau khi có thông báo xả lũ thì đến buổi chiều, nước  cách bờ sông, đoạn kè sạt lỡ khoảng hơn 1 mét. Cho đến  trưa ngày 8 tháng 8 thì nước bắt đầu tràn lên mặt đường. Trong suốt đêm hôm đó, đến sáng hôm sau thì nhân dân đang lo dùng thuyền di dời tài sản lên chỗ cao rồi, gồm heo, gà và các vật dụng sinh hoạt gia đình. đến nay thì cơ bản chuyển hết đồ rồi”.
      Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ, lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện cùng cán bộ công chức của các địa phương đã có mặt tại vùng lũ để cùng với lực lượng thanh niên và người dân, vận chuyển, di dời người và tài sản lên các điểm cao để tránh lũ. Có mặt tại vùng lũ của ấp 4 xã Núi Tượng, Bí thư Huyện ủy – Trần Bá Đạt và Phó chủ tịch UBND huyện đã đến động viên bà con nhân dân trong vùng, đồng thời trực tiếp chỉ đạo các lực lượng của huyện cũng như của xã vận chuyển, dì dời người và tài sản lên các điểm cao an toàn.
TPNL2.jpg
​Bí thư Huyện ủy - Trần Bá Đạt và PCT UBND huyện Bùi Thanh Nam thăm hỏi cán bộ nhân dân xã Núi Tượng bị ngập lụt

      Theo ông Mai Văn Dũng – Phó bí thư Đảng ủy xã Núi Tượng cho biết: “Hiện nay đang thực hiện phương án của huyện,trước mắt đảm bảo tính mạng và tài sản của công dân. Sau đó thì rà soát thông kê những thiệt hại của bà con nhân dân trong vùng lũ như diện tích cây trồng lâu năm, cũng như hoa màu bị lũ lụt làm hư hỏng”.
      Ở tại xã Tà Lài, mực nước sông Đồng Nai đã dâng lên cao đã khiến cả ấp 4 và ấp 5 bị chia cắt và cô lập với bên ngoài. Vì thế lực lượng chức năng đã phải dùng các phương tiện cứu hộ đến tận từng nhà để đưa người dân và các tài sản lên tại trường mầm non Cát Tiên để tránh lũ an toàn. Theo thống kê sơ bộ, toàn xã có hơn 380 héc ta lúa, cùng hơn 100 héc ta cây ăn trái gồm bưởi, sầu riêng… đang trong giai đoạn thu hoạch trái cũng bị chìm ngập và có nguy cơ mất trắng do rụng trái. Cùng với đó, nhiều tài sản và vật dụng sinh hoạt gia đình của các hộ dân đồng bào bị nước lũ cuốn trôi. Qua trao đổi với chúng tôi ông Lê Văn Phú – Bí thư Đảng ủy xã Tà Lài cho biết:
      “Tối hôm trước thì chúng tôi đã di dời trên 100 con heo và các tài sản, vật dụng của bà con ở khu vự ấp 5 xong, sau đó, đến di dời khu vực ấp 4. Toàn xã co khoảng 300 hộ được di dời lên các điểm trường học, nhà văn hóa rồi các khu vực cao.
TPNL8.jpg
TPNL5.jpg
TPNL9.jpg
Nước lụt lên nhanh làm ngập nhiều ngôi nhà bị ngập tại nhiều xã trên địa bàn huyện

      Mặc dù việc ứng phó với lũ lụt được xã thực hiện chủ động và khân trương. Tuy nhiên, do nước lên quá nhanh, nên nhiều người chỉ kịp chạy thoát thân, mà không kịp mang theo đồ đạc. Bà Ka’ Dung ở ấp 4 xã Tà Lài chưa hết bàng hoàng kể:
      “Nước lên cả đêm, nên lo chạy người trước thôi, chứ không mang theo được đồ đạc gì cả. Bây giờ thì mất hết đồ này, đồ kia. Các thứ gồm nồi, cái song, cái dao, cả nhiều thứ khác nữa, mất hết luôn trôi hết rồi đó”.
      Thống kê ban đầu của UBND xã Phú Thịnh, toàn xã có 41 bè cá của 2 hộ nuôi trên sông Đồng Nai đã bị cuốn trôi, ước thiệt hại 22,5 tỷ đồng. Ngoài ra, nhiều diện tích lúa hè thu, cùng các loại hao màu và nhiều diện tích cây ăn trái cũng bị ngập úng và gây hư hại nghiêm trọng. Ông Trần Ngọc Chân –ấp 3 xã Phú Thịnh kể lại.
      “Nước về nhanh lắm, nó lên tốc hành từ sáng hôm trước cho tới sáng ngày hôm sau là nước lên tới mực nước cao ngập hết nhà. Nhiều tuyến đường đi nước ngập sâu tới ngực luôn. Tuy vậy, lực lượng của UBND xã, Công an xã, Xã đội người ta đã di dời hết cả rồi từ chiều hôm trước là di dân về nơi an toàn”.
Ngay khi xuất hiện lũ lụt, huyện Tân Phú đã thành lập các đoàn công tác trực tiếp xuống các địa bàn xảy ra mưa lũ, ngập úng để chỉ đạo và thực hiện công các ứng phó, động viên nhân dân có nhà cửa bị ngập, cây trồng, vật nuôi bị thiệt hại; di dời người dân có nhà cửa bị ngập đến nơi an toàn; đồng thời đảm bảo khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra; không để người dân bị đói trong những ngày mưa lũ và lũ rút; phòng chống dịch bệnh xảy ra...
Thiếu tá Nguyễn Quang Tảo – Phó công an huyện Tân Phú cho biết:

“Công an huyện đã huy động tất cả lực lượng các chiến sỹ và phương tiện hiện có, như cano, xe, tất cả các thiết bị, dụng cụ an toàn đối với sông nước trong lúc làm nhiệm vụ dưới nước. Đặc biệt đã phân công nhiệm vụ cho các đồng chí trong Ban lãnh đạo,  mỗi đồng chí một khu vực trọng yếu nước lũ dâng cao.

Ngoài các phương tiện sẳn có tại địa phương, Công an tỉnh, Vườn quốc gia Cát Tiên cũng đã điều động nhiều ca nô, xuống máy để tăng cường cho các xã bị ngập lụt nặng giúp nhân dân di dời người và tài sản lên những điểm cao để tránh lũ an toàn.

 Tiến Khang – Bích Liên – Bá Lợi

Chuẩn tiếp cận pháp luật

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ UBND HUYỆN TÂN PHÚ - TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Uỷ ban nhân dân huyện Tân Phú​, tỉnh Đồng Nai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Duy Thi - Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Phú
Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tân Phú
Chịu trách nhiệm xuất bản: Ban biên tập website huyện Tân Phú.
Số 175 Đường Nguyễn Tất Thành, Khu 7, Thị trấn Tân Phú, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: (84.251). 3856050 - Fax: (84.251). 3856147 - Email: ubnd-tp@dongnai.gov.vn
® Ghi rõ nguồn "UBND huyện Tân Phú" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này


Chung nhan Tin Nhiem Mang