• image07
  • image01
  • image02
  • image03
  • image04
  • image05
  • image06
  • image07
  • image07

Dù Ai Đi Ngược Về Xuôi - Nhớ Ngày Giỗ Tổ Mùng Mười Tháng Ba - Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) - Kỷ niệm 138 năm ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024). - Chào mừng Kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước (30/4/1945 - 30/4/2024) - Tìm hiểu, học tập và chấp hành pháp luật là trách nhiệm của mọi công dân
Xem thêm

Liên kết website

Lượt truy cập

Cam go cuộc chiến giữ rừng Bài 2

 

Bài 2: Rừng vẫn còn “chảy máu” âm ỉ


      Mặc dù được bảo vệ nghiêm ngặt, lực lượng kiểm lâm và cơ quan chức năng liên tục ra quân mật phục, truy quét nhằm ngăn chặn tình trạng phá rừng, nhưng vấn nạn “hút máu rừng” trong thời gian qua, trên địa bàn huyện Tân Phú vẫn diễn ra, với những dấu hiệu ngày càng tinh vi và nghiêm trọng

      Trong những năm qua, tình trạng chặt phá rừng đã và đang có nhiều diễn biến phức tạp. Bên cạnh những áp lực về gia tăng dân số, yêu cầu bức thiết về đất ở và đất canh tác, còn có một nguyên nhân quan trọng khác dẫn tới tình trạng phá rừng tràn lan, đó là món lợi lớn thu được từ việc khai thác, buôn bán các loại lâm sản, nhất là các loại gỗ quý và thú rừng.

      Theo thống kê, chỉ trong năm qua đã có hơn 200 vụ vi phạm được phát hiện và xử lý. Riêng với Vườn quốc gia Cát Tiên, mặc dù được bảo vệ rất nghiêm ngặt, nhưng cũng đã có 132 vụ, với các hành vi phá rừng, săn bát động vật hoang dã trong rừng.  Vì thế đã có nhiều cây gỗ quý, có tuổi đời hàng chục, thậm chí hàng trăm năm đã bị “lâm tặc” ngang nhiên đốn hạ và hàng chục cá thể thú rừng bị giết chết. Ông Nguyễn Văn Diện, GĐ VQG Cát Tiên cho rằng: Chúng tôi là truy bắt đến cùng các đối tượng, khi mà phát hiện các đối tượng có băng nhóm vào để mà săn bắt, hoặc khai thác gỗ, khi người phát hiện, sẽ báo cáo về Trung tâm của Hạt, thì Trung tâm của Hạt sẽ điều động lực lượng của các Hạt kế bên và lực lượng cơ động sẽ tăng cường để quyết tâm bắt, giữ các đối tượng bằng được”

      Ông Triệu Văn Tích, người dân thôn 1 xã Đắc Hà, huyện Bù Đăng (Bình Phước) nhận khoán bảo vệ rừng cho biết

      Rừng ở đây đa số là phức tạp, vì địa bàn rộng mà lực lượng kiểm lâm thì ít. Vì vậy sau khi nhận giao khoán cho cộng đồng, thì bà con cũng chủ động tuyên truyền đến người dân không vi phạm đến rừng. Đồng thời phối hợp với lực lượng kiểm lâm thường xuyên đi kiểm tra thăm rừng và làm công tác trực cháy, nên số vụ vi phạm đã giảm đáng kể. Tuy nhiên về công tác bảo vệ rừng, dù lực lượng kiểm lâm và chủ rừng được gaio khoán,  phải đi ngủ rừng dài ngày trong rừng, nhưng đôi lúc vẫn có những đối tượng xâm nhập trái phép để khai thác rừng

Lực lượng Kiểm lâm VQG Cát Tiên cùng các chiến sỹ Công an tham gia tuần tra trên sông Đồng Nai.jpg

Lực lượng Kiểm lâm VQG Cát Tiên cùng các chiến sỹ Công an tham gia tuần tra trên sông Đồng Nai để bảo vệ rừng trước sự xâm nhập trái phép của các đối tượng lâm tặc

các các bộ chiến sỹ Kiểm lâm VQG Cát Tiên  tổ chức diễn tập phòng chống cháy rừng.jpg

Cùng với việc tuần tra bảo vệ rừng, các các bộ chiến sỹ Kiểm lâm VQG Cát Tiên còn thường xuyên tổ chức diễn tập phòng chống cháy rừng

      Ngoài hành vi chặt phá rừng lấy gỗ, săn bắt động vật hoang dã trong rừng, thì tình trạng lấn chiếm rừng tái sinh và rừng nghèo kiệt để làm nương rẫy vẫn còn xẫy ra. Rừng phòng hộ 600 có diện tích gần 4.300 ha, nằm rải rác tại 4 xã là Phú An, Nam Cát Tiên, Núi Tượng và Phú Xuân. Do nằm theo kiểu da beo và xen kẻ với vườn, rẫy của người dân trong vùng. Lợi dụng việc này một số đối tượng tìm mọi cách từng bước lấn chiếm đất lâm nghiệp, để trồng cây ăn trái, cây công nghiệp,thậm chí ngang nhiên xây dựng nhà ở, khiến cho tình hình thêm phức tạp, khó kiểm soát

      Ông Trần Văn Tuấn, PGĐ BQL rừng phòng hộ 600 huyện Tân Phú nói:

      “Hiện tại đơn vị đang nhức nhối chuyện cưa cắt trộm cây rừng trồng, vì cây rừng trồng của đơn vị có những cây gỗ lớn từ 20 năm, hơn 20 năm, nên đường kính nó cũng tương đối lớn. Do đó, một số hộ dân và các đối tượng thỉnh thoảng vào rừng cưa cắt cây rừng trồng để về bán. Việc lấn chiếm đất để canh tác vẫn còn xẩy ra. Ngoài ra, còn một hành vi mà chúng tôi cũng đang nhức nhối là làm nhà trên đất lâm nghiệp,  mà việc xử lý lại rất khó khăn

      Thiết nghĩ, để giữ được rừng, ngoài việc nghiên cứu tăng cường lực lượng, cán bộ, nhân viên chuyên trách về lĩnh vực này cần có chính sách đảm bảo cuộc sống cho đội ngũ làm nhiệm vụ để họ yên tâm công tác. Cùng với đó, Nhà nước cần có các chính sách chăm lo cuộc sống cho nhân dân sinh sống tại đây, vừa là "tai mắt", vừa là người bảo vệ cho rừng phát triển.

Tiến Khang – Bích Liên – Bá Lợi

Chuẩn tiếp cận pháp luật

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ UBND HUYỆN TÂN PHÚ - TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Uỷ ban nhân dân huyện Tân Phú​, tỉnh Đồng Nai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Duy Thi - Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Phú
Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tân Phú
Chịu trách nhiệm xuất bản: Ban biên tập website huyện Tân Phú.
Số 175 Đường Nguyễn Tất Thành, Khu 7, Thị trấn Tân Phú, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: (84.251). 3856050 - Fax: (84.251). 3856147 - Email: ubnd-tp@dongnai.gov.vn
® Ghi rõ nguồn "UBND huyện Tân Phú" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này


Chung nhan Tin Nhiem Mang