• image07
  • image01
  • image02
  • image03
  • image04
  • image05
  • image06
  • image07
  • image07

Nhiệt liệt chào mừng ngày Quốc tế hạnh phúc 20/10 - Tìm hiểu, học tập và chấp hành pháp luật là trách nhiệm của mọi công dân - Đảng bộ và nhân dân huyện Tân Phú quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao - Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Năng động - Sáng tạo - Phát triền - Đảng Cộng sản Việt Nam - Người lãnh đạo, tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Xem thêm

Liên kết website

Lượt truy cập

Tân Phú hướng tới sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nông sản an toàn

 

​       Là huyện miền núi, với lợi thế đất đai, khí hâu thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, những năm gần đây huyện Tân Phú đã chủ động xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hàng hóa bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay, trên địa bàn huyện đang hình thành nhiều mô hình sản xuất nông sản theo hướng VietGap, nhằm tạo ra sản phẩm sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

·  Sạch từ ruộng, vườn, ao, chuồng

        Ở xã Phú Lâm, nghề làm rau đã có từ lâu, với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp trồng các loại rau như: cải các loại, mồng tơi, dền, xà lách... Trong những năm qua, Phú Lâm đã cung cấp ra thị trường một lượng lớn rau xanh cho các thương lái ở trong và ngoài huyện. Tuy nhiên, việc trồng rau vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ và ảnh hưởng đến môi trường khi thuốc bảo vệ thực vật được người dân sử dụng chưa đúng cách.

 1 Nông dân xã Phú Lâm canh tác rau an toàn.jpg
         Nông dân xã Phú Lâm canh tác rau an toàn

        Với mục tiêu thay đổi tư duy, cách làm của người dân, tháng 4-2016, Hợp tác xã sản xuất rau an toàn Trúc Lâm, xã Phú Lâm, được thành lập. Đến nay đã có gần 20 thành viên, với diện tích trên 5 hecta, mỗi ngày cung ứng ra thị trường khoảng 3 – 4 tấn rau các loại.

Ông Lê Quang Thiện, Tổ trưởng rau an toàn xã Phú Thanh còn cho biết: Trước đây chưa làm rau sạch, thì bà con  vẫn làm theo phương pháp truyền thống, cho nên phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học ảnh hưởng đến sức khỏe người sản xuất, cũng như người tiêu dùng. Kể từ khi chuyển qua làm rau an toàn, thì ít sử dụng những loại phân, thuốc hóa học này, nên cảm thấy nó khỏe hơn đỡ bệnh hơn yên tâm cho người sử dụng. Hơn nữa khi mình làm ra sản phẩm sạch, bán giá thành cao hơn, nhờ đó giá nó ổn định hơn.

Cùng với các loại rau, màu người dân Tân Phú còn khai thác tốt mặt nước sông, suối, ao hồ để nuôi trồng thủy sản. Trong đó, với lợi thế mạch nước gầm chảy ra thường xuyên mùa nắng, cũng như mùa mưa, nên tại khu vực Suối Mơ xã Trà Cổ đã có hơn 100 hộ dân dân tổ chức nuôi các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, như  tôm càng  xanh, cá tầm, cá chép dòn, theo quy trình Vietgap, nhờ đó sản phẩm khi xuất ra đều được tiêu thu hết, với giá cao.

Trao đổi với chúng tôi Ông Hoàng Văn Bính, nông dân nuôi tôm xã Trà Cổ cho hay “Trước đây tôi nuôi cá, nhưng từ 10 năm nay tôi chuyển sang nuôi tôm. Vì nguồn nước rất sạch, khí hậu, thổ nhưỡng ở đây phù hợp,  cho nên nuôi tôm càng xanh hiệu quả cao hơn hẳn so với con cá. Hiện tổ hợp tác nuôi tôm càng xanh xã Trà Cổ, nuôi trên 40 ha. Nói chung bà con rất phấn khởi được chính quyền địa phương tỉnh, huyện giúp đỡ cho nông dân rất nhiều về các lớp tập huấn, kỹ thuật…”

 2 Trang trại cây có múi an toàn của ông Trần Hoàng Tuấn ở xã Núi Tượng.jpg
Trang trại cây có múi an toàn của ông Trần Hoàng Tuấn ở xã Núi Tượng

          Ngoài thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện cũng phát triển nhanh. Hiện, toàn huyện có hơn 30 trang trại chăn nuôi khép kín, với tổng đàn gia súc hàng năm xuất chuồng khoảng 15 nghìn tấn/năm và 820 nghìn con gia cầm. Trong đó có 18 trang trại chăn nuôi áp dụng công nghệ chuồng kín, với hệ thống máng ăn, nước uống tự động và cơ bản làm tốt công tác xử lý chất thải cho nên bảo đảm an toàn dịch bệnh, cũng như môi trường sinh thái theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

· An toàn tận nơi chế biến, giết mỗ

Không chỉ sạch từ đồng ruộng, mà ngay tại nơi chế biến cũng được xây dựng theo quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Huyện được dự án Lifsap đầu tư, từ sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới đã xây dựng 4 cơ sở giết mổ tập trung. Nhờ đó, những cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, tự phát không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đã được dẹp bỏ

Ông Bùi Hùng Viễn, một tiểu thương mua bán thịt heo ở xã Phú Trung phấn khởi cho biết “Từ khi trên địa bàn hình thành được các lò giết mỗ tập trung, trong đó có lò mỗ của HTX Hiệp Nhất thực hiện quy trình giết mỗ như vậy tôi thấy đảm bảo vệ sinh cho thịt. Không như trước đây, các tiểu thương tự mổ ở nhà, vừa mất thời gian, công sức mà thịt lại không sạch, nên bị người tiêu dùng chê, khó bán.

Bà Trần Thị Nụ, Tiểu thương chợ Phương Lâm – xã Phú Lâm cũng hồ hởi nói: “Ngày xưa chúng tôi làm ở nhà, nhưng khi có tổ hợp này tiểu thương chúng tôi đưa lên đấy họ làm gia công cho mình. Làm như vậy lợi cho mình nhiều lắm. Vì nhà mình luôn sạch sẽ, không bẩn thỉu, hôi thối, thịt làm ra cũng rất dễ bán, do khách hàng họ tin tưởng thịt đảm bảo an toàn, hợp vệ sinh, có dấu kiểm dịch của thú y rõ ràng”

Đánh giá về việc sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện  Phó chủ tịch UBND huyện Nguyễn Hữu Ký cho rằng

         “Có thể nói trong thời gian qua cây trồng vất nuôi trên địa bàn huyện Tân Phú vẫn chưa tương xứng với tiềm năng ở địa bàn của huyện. Rất nhiều chủ trương giải pháp đưa ra. Tuy nhiên tôi cho rằng trong thời gian tới, phải thực hiện sản xuất nông nghiệp, phát triển bền vững thân thiên môi trường và đi nặng vào chất lượng của sản phẩm làm sao đưa giá trị sản phẩm và có thể tiêu thụ được ở thị trường nước ngoài. Vì thế, phải tạo ra cho được các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo phải xanh, sạch”

3 Bưởi da xanh, một loại trái cây đặc sản của huyện Tân Phú, được thu hoạch để xuất ra thị trường.jpg
Bưởi da xanh, một loại trái cây đặc sản của huyện Tân Phú, được thu hoạch để xuất ra thị trường

          Là huyện thuần nông, nên Tân Phú coi sản xuất nông nghiệp làm chính. Do vậy, huyện đang tập trung các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, đường, hệ thống thủy lợi… Đồng thời, đẩy mạnh công tác xúc tiến thu hút đầu tư trong những lĩnh vực như: chế biến, dự trữ, bảo quản nông sản, thủy sản; thực hiện cánh đồng mẫu lớn, cung cấp giống, phân bón, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân …

Tiến Khang – Phước Bình

Cùng với mở rộng sản xuất, được sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, ngành nông nghiệp Tân Phú đã triển khai xây dựng một số mô hình sản xuất nông nghiệp sạch mang  lại hiệu quả kinh tế cao như: Sản xuất lúa theo quy trình VietGAP ở Phú Điền, Phú Thanh, Thanh Sơn và hình thành vùng chuyên canh cà phê do công ty Tín Nghĩa đầu tư tại các xã Phú Lộc, Phú Thịnh, sầu riêng tại xã Phú An do công ty DONA Techno đầu tư…

Chuẩn tiếp cận pháp luật

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ UBND HUYỆN TÂN PHÚ - TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Uỷ ban nhân dân huyện Tân Phú​, tỉnh Đồng Nai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Duy Thi - Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Phú
Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tân Phú
Chịu trách nhiệm xuất bản: Ban biên tập website huyện Tân Phú.
Số 175 Đường Nguyễn Tất Thành, Khu 7, Thị trấn Tân Phú, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: (84.251). 3856050 - Fax: (84.251). 3856147 - Email: ubnd-tp@dongnai.gov.vn
® Ghi rõ nguồn "UBND huyện Tân Phú" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này


Chung nhan Tin Nhiem Mang