• image07
  • image01
  • image02
  • image03
  • image04
  • image05
  • image06
  • image07
  • image07

Dù Ai Đi Ngược Về Xuôi - Nhớ Ngày Giỗ Tổ Mùng Mười Tháng Ba - Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) - Kỷ niệm 138 năm ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024). - Chào mừng Kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước (30/4/1945 - 30/4/2024) - Tìm hiểu, học tập và chấp hành pháp luật là trách nhiệm của mọi công dân
Xem thêm

Liên kết website

Lượt truy cập

Tân Phú: người trồng rau an toàn khổ vì đầu ra

 

​         Xã Phú Lâm là địa phương có truyền thống trồng rau xanh từ nhiều năm nay được nhiều người biết đến. Thế nhưng, sản phẩm rau an toàn được làm ra không có nơi tiêu thụ nên nông dân phải đành bán theo giá các loại rau không đảm bảo. Vì vậy, người dân rất mong muốn các ngành chức năng cần xây dựng chuỗi  liên kết thực phẩm an toàn, giúp người sản xuất có đầu ra ổn định.

Qua gần 2 năm đi vào hoạt động, Hợp tác xã sản xuất rau an toàn Trúc Lâm, xã Phú Lâm, ngày càng thu hút nhiều nông dân tham gia. Đến nay, hợp tác xã đã có gần 20 thành viên với diện tích trên 5 hecta, mỗi ngày cung ứng ra thị trường khoảng 3 – 4 tấn rau các loại như: cải xanh, xà lách, mồng tơi, rau dền…nhưng giá bán bằng rau thường. Trong khi đó nhu cầu tiêu dùng đang ngày một tăng, phần lớn những hộ trồng rau an toàn ở Hợp tác xã vẫn phải loay hoay đi tìm đầu ra cho sản phẩm của mình.

Ông Phạm Ngọc Toàn, thành viên HTX Trúc Lâm xã Phú Lâm, huyện Tân Phú cho biết: “ Cái nguồn cung cấp ra thị trường thì rau an toàn nhưng không có đầu ra. Như tết vừa qua, thương lái vào mua chỉ trả một ngàn, ngàn hai cho 1 kg nên không đủ chi phí. Hợp tác xã thành lập gần cả hai năm nay rồi mà đầu ra chưa ổn định. Thế nên, rau an toàn chúng tôi làm ra phải bán theo giá rau canh tác theo truyền thống”.

        Ông Nguyễn Bá Hưng, Giám đốc Hợp tác xã Trúc Lâm người đeo đuổi quyết tâm trồng rau an toàn cho hay cái khó của người nông dân hiện nay là phải tự bơi để tìm đầu ra, thậm chí chấp nhận bán đồng giá với người trồng rau thường để tiêu thụ sản phẩm. Chính bản thân ông đã bỏ công nhiều ngày đến các chợ đầu mối trong tỉnh và ngoài tỉnh để tìm đầu ra ổn định lâu dài cho rau an toàn.

 rau an toan.jpg
Nông dân Phú Lâm chăm sóc rau, được canh tác theo quy trình an toàn.

        Ông Hưng cho biết thêm: “Hiện nay người nông dân làm rau theo sinh học đầu tư cao mà giá thành thì lại bằng với những người làm rau không an toàn. Từ đó các xã viên HTX còn phân vân nhiều trong vấn đề khâu sản xuất. Do vây các ngành chức năng cần phải có định hướng như thế nào cho hợp tác xã rau an toàn Trúc Lâm nói riêng, tất cả các bà con nông dân sản xuất rau trên địa bàn huyện Tân Phú nói chung có đầu ra ổn định để bà con yên tâm sản xuất”.   

Xã Phú Lâm là địa phương có diện tích đất trồng rau xanh lớn nhất huyện với gần 50 ha. Chính vì vậy các ngành chức năng huyện, tỉnh cần sớm có những chính sách hỗ trợ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bà con chuyển đổi từ trồng rau thường sang sản xuất rau an toàn, nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân trên cùng một đơn vị diện tích.

Phước Bình

Chuẩn tiếp cận pháp luật

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ UBND HUYỆN TÂN PHÚ - TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Uỷ ban nhân dân huyện Tân Phú​, tỉnh Đồng Nai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Duy Thi - Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Phú
Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tân Phú
Chịu trách nhiệm xuất bản: Ban biên tập website huyện Tân Phú.
Số 175 Đường Nguyễn Tất Thành, Khu 7, Thị trấn Tân Phú, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: (84.251). 3856050 - Fax: (84.251). 3856147 - Email: ubnd-tp@dongnai.gov.vn
® Ghi rõ nguồn "UBND huyện Tân Phú" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này


Chung nhan Tin Nhiem Mang