• image07
  • image01
  • image02
  • image03
  • image04
  • image05
  • image06
  • image07
  • image07

Dù Ai Đi Ngược Về Xuôi - Nhớ Ngày Giỗ Tổ Mùng Mười Tháng Ba - Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) - Kỷ niệm 138 năm ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024). - Chào mừng Kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước (30/4/1945 - 30/4/2024) - Tìm hiểu, học tập và chấp hành pháp luật là trách nhiệm của mọi công dân
Xem thêm

Liên kết website

Lượt truy cập

Đào tạo nghề gắn với sản xuất nông nghiệp

​        Là một huyện thuần nông, đa phần người dân có đời sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, vì vậy thời gian qua, huyện Tân Phú đã tập trung thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn bằng hình gắn với những mô hình sản xuất tại địa phương. Qua đó, các học viên sau khi hoàn thành khóa học đều ứng dụng hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, tăng thu nhập và cải thiện đời sống.

*Dạy nghề cho nông dân

Xã Trà Cổ là địa phương có diện tích nuôi tôm lớn nhất ở huyện Tân Phú với diện tích khoảng 60 héc ta. Tuy nhiên, hầu hết các nông dân đều nuôi tôm theo kinh nghiệm nên thường xuyên tôm bị bệnh và năng suất không cao. Sau khi Trung tâm dạy nghề huyện đào tạo lớp nghề nuôi tôm cho các học viên ở đây thì đến nay, hầu hết các hộ nuôi tôm đều nắm bắt được khoa học kỹ thuật để áp dụng vào mô hình sản xuất của mình. Với việc xử lý quá trình nuôi theo quy trình, đúng kỹ thuật đã cho tôm phát triển đều và nhanh lớn hơn những năm trước.

Ông Lương Thọ Trường, xã Trà Cổ, huyện Tân Phú cho biết: “Tham gia lớp học nghề mình học được rất nhiều kỹ thuật chăm sóc. Cụ thể như dùng thuốc, trước đây mình cứ mua thuốc về rồi làm theo kinh nghiệm, xử lý nước, vệ sinh ao cũng làm theo cách truyền thống. Bây giờ nhờ cô giáo dạy mình áp dụng theo khoa học kỹ thuật, làm đúng theo quy trình thấy nước lúc nào cũng xanh, sạch. Nhờ đó tôm cũng mau lớn hơn so với những đợt trước”.

day nghe 2.jpg 
Áp dụng kiến thức đã học vào chăn nuôi tôm, nông dân Trà Cổ phấn khởi khi tôm đạt năng suất và chất lượng cao hơn 

Theo ông Phạm Văn Hùng, một người có nhiều năm kinh nghiệm nuôi tôm ở xã Trà Cổ thì khi áp dụng kỹ thuật được học để xử lý ngay từ khâu đầu tiên sẽ ngăn ngừa được các dịch bệnh. Từ đó con tôm khỏe và ăn mạnh, phát triển nhanh. Cách làm này khác hẳn so với ngày xưa làm theo kinh nghiệm. Hiệu quả thấy rõ, khi tôm lớn nhanh hơn”.

Còn ông Nguyễn Hồng Sơn ở xã Phú Lộc, dù canh tác 2 héc ta bưởi gần 5 năm nay, nhưng các khâu kỹ thuật từ chăm sóc đến làm trái, ông Sơn chỉ làm theo kinh nghiệm học hỏi các nông dân khác nên hàng năm phải hao tốn một khoản tiền lớn cho thuốc bảo vệ thực vật và phân bón, mà hiệu quả mang lại không cao. Từ khi tham gia lớp đào tạo nghề sản xuất cây có múi được tổ chức hơn hai tháng nay. Với kiến thức học được, ông đã xử lý thành công các bệnh hại trên cây bưởi đồng thời biết cách tạo tán, tỉa cành từng bước xây dựng vườn bưởi đạt chất lượng cao.

           tom.jpg


Sau khi học lý thuyết các học viên được thực nghiệm tại mô hình nuôi tôm


Ông Nguyễn Hồng Sơn cho biết, “Thông qua lớp học này tôi học hỏi được rất nhiều, từ lúc trồng cây đến bón phân, xịt thuốc đều theo quy trình, điều này rất tốt. Khác với kinh nghiệp mình học truyền miệng với nhau. Vừa mới học được hai tháng, tôi về áp dụng như cô giáo dạy thấy vườn bưởi khác hẳn. Trước đây,vô tham quan ai cũng chê nhưng bây giờ đợt này vô lại người ta khen vườn bưởi đẹp”.

*Cầm tay chỉ việc với từng mô hình sản xuất

Trong những năm gần đây, ngoài việc đào tạo các ngành nghề phi nông nghiệp thì cũng tập trung mở các lớp nghề gắn với sản xuất nông nghiệp. Với phương thức đào tạo kết hợp nhuẩn nhuyễn giữa lý thuyết và cầm tay chỉ việc thực hành tại các mô hình sản xuất ở địa phương đã giúp nông dân dễ tiếp thu, nắm chắc kỹ thuật và áp dụng hiệu quả. Đây là yếu tố quan trọng để dần thay đổi phương thức sản xuất truyền thống của nông dân chuyển qua áp dụng theo khoa học kỹ thuật góp phần nâng cao được giá trị sản xuất nông nghiệp.

day nghe 1.jpg
Các học viên được học tập tại mô hình trồng bưởi của 
ông Nguyễn Hồng Sơn ở xã Phú Lộc 

 

Ông Đặng Thanh Sơn, Giám đốc Trung tâm dạy nghề huyện Tân Phú cho biết, “Với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với sản xuất nông nghiệp  thì Trung tâm thực hiện đào tạo cho học viên theo hướng nông nghiệp sạch. Quy trình cũng như kế hoạch giảng dạy, trung tâm sẽ chỉ đạo cho các giáo viên chuyên môn mục đích là hướng người nông dân theo hướng nông nghiệp sạch. Cụ thể như trồng trọt thì hướng người nông dân áp dụng các quy trình sử dụng sinh học và hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để làm sao nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm sau thu hoạch. Trên cơ sở thế mạnh chăn nuôi, trồng trọt của từng địa phương, chúng tôi sẽ mở các lớp dạy nghề tương ứng và lựa chọn các mô hình có sẳn ở đó để nông dân thực hành ngay tại vườn”.

Thời gian tới, huyện Tân Phú tiếp tục thực hiện đào tạo nghề gắn với các dự án liên kết sản xuất giữa nông dân với doanh nghiệp, dự án phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa theo quy mô lớn và sản xuất theo phương thức nâng cao giá trị nông sản. Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với sản xuất nông nghiệp là cách làm phù hợp của địa phương góp phần giúp người nông dân từng bước thực hiện sản xuất nông nghiệp theo hướng chất lượng cao.

Bá Lợi

Chuẩn tiếp cận pháp luật

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ UBND HUYỆN TÂN PHÚ - TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Uỷ ban nhân dân huyện Tân Phú​, tỉnh Đồng Nai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Duy Thi - Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Phú
Cơ quan Thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tân Phú
Chịu trách nhiệm xuất bản: Ban biên tập website huyện Tân Phú.
Số 175 Đường Nguyễn Tất Thành, Khu 7, Thị trấn Tân Phú, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: (84.251). 3856050 - Fax: (84.251). 3856147 - Email: ubnd-tp@dongnai.gov.vn
® Ghi rõ nguồn "UBND huyện Tân Phú" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này


Chung nhan Tin Nhiem Mang