Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Title

Làm giàu từ chổi đót

Loại tin

Thương mại - Dịch vụ - Du lịch

Loại tin:ID

77

Đoạn tin ngắn

Nghề sản xuất chổi đót (ở xã Phú Trung) đã đem đến cho nhiều hộ dân cuộc sống tương đối sung túc. Có người, trước đây khởi nghiệp với số vốn chỉ vài triệu đồng, nhưng chỉ ít năm sau số vốn đã lên đến hàng trăm triệu đồng, cung cấp hàng chục nghìn cây chổi mỗi tháng cho các địa phương trong và ngoài huyện và cả xuất khẩu ra nước ngoài.

Nội dung

 

*Khá lên nhờ chổi

       Khởi nghiệp năm 2005 với số vốn 4 triệu đồng vay được từ tổ tiết kiệm phụ nữ ấp Phú Yên và vốn của gia đình, bà Vũ Thị Phượng ấp Phú Yên xã Phú Trung ban đầu chỉ lấy được 500 ký đót từ các cơ sở trong vùng vể làm chổi gia công. Sau thời gian tích cóp được kinh nghiệm mua bán của các cơ sở này, bà Phượng mạnh dạn vay thêm vốn từ các nguồn như quỹ ĐaRiu, ngân hàng CSXH và ngân hàng PTNT huyện được hơn 50 triệu đồng để đầu tư sản xuất chổi tại nhà, vận động bà con đồng bào dân tộc trong ấp đến dạy nghề và làm việc tại chỗ, với những ai không có điều kiện đến cơ sở thì có thể mang hàng về nhà làm gia công. Đến nay, mỗi tháng cơ sở đã cung cấp ra thị trường hơn 18 ngàn cây chổi, hàng chục tấn nguyên liệu cho các cơ sở nhỏ khác trong vùng.

Chổi 1.jpg 

Bà Vũ Thị Phượng (áo khoác xanh) cùng chồng đang cân đót tại nhà giao cho bà con trong ấp.

 

          "Lúc đầu ít vốn, mình làm nhỏ cũng đủ ăn. Về sau mình đi các nơi, mua nguyên vật liệu về vừa làm vừa giao cho những doanh nghiệp nhỏ người ta làm, mình bán mình kiếm thêm chút nữa, mỗi năm dư được một chút. Hiện tại một tháng mình có thể bán được 20 tấn đót, cộng với bán chổi, cũng kiếm được hai, ba chục triệu." bà Vũ Thị Phượng chia sẻ.

Để ra một cây chổi đót thành phẩm phải trải qua nhiều công đoạn gồm xé đót, buộc thành đon, đến quấn chổi. Khó nhất có lẽ là công đoạn quấn chổi, còn các công đoạn khác của nghề làm chổi đót cũng khá đơn giản, dễ làm.

*Phù hợp với chị em nông thôn

        Nghề làm chổi đót có thu nhập phù hợp với môi trường nông thôn và có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi của phụ nữ trong ấp, nhất là các chị em đồng bào dân tộc thiểu số.

chổi 3 bà Phượng giao hàng.jpg
Bà Vũ Thị Phượng (áo khoác xanh) đang giao mặt hàng chổi đót

          Chị Vũ Thị Tường Vy ấp Phú Yên xã Phú Trung đang thực hiện công đoạn quấn chổi tại cơ sở bà Phượng cho biết "Trước tôi làm rẫy cũng bấp bênh, giờ làm chổi thì thấy đỡ hơn trước nhiều, công việc đều mà thu nhập cũng cao, trung bình cũng kiếm được 5 triệu/tháng.

          Còn em K’Hoa người dân tộc K’Ho ở ấp Phú Yên thì chia sẻ "Em làm công việc được 2 năm rồi, mỗi tuần cũng được 600 nghìn. Ở ấp của em ai cũng làm công việc này hết."

Theo lời bà Phượng hiện cơ sở đang giải quyết được công ăn, việc làm cho 30 chị em phụ nữ, có người thì làm tại cơ sở, nhưng cũng có người đưa về nhà làm. "Trên buông làng có 25 gia đình thì có 20 gia đình làm ở đây và mấy chị em phụ nữ ở các ấp cũng về đây làm." Bà Phượng cho hay.

        Trước những lợi ích mà việc sản xuất chổi mang lại cho bà con trong xã, thời gian qua, các ban ngành đoàn thể và chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm tới nghề này, đặc biệt là trong vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho chị em phụ nữ

         Chị Phạm Thị Thi Chủ tịch Hội LHPN xã Phú Trung cho biết toàn xã Phú Trung phải có hơn 200 chị em tham gia làm chổi. Có 3 cơ sở lớn và 13 cơ sở nhỏ, cũng tạo được công ăn, việc làm cho chị em địa phương, bớt phần khó khăn trong cuộc sống. "Cái nghề này ở địa phương cũng hơn hai chục năm nay rồi, phát triển rất mạnh. Thời gian qua chị em cũng tuyên truyền nhau tham gia để có việc làm ngay tại địa phương, không phải đi xa lo việc làm nữa." Chị Thi nói.

Hướng tới xây dựng Hợp tác xã

         Nghề sản xuất chổi đót không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi. Bằng chứng là dịp cận tết năm 2013, khi nguồn nguyên liệu cạn kiệt, giá đầu vào tăng cao trong khi giá thành sản phẩm không tăng, đã khiến cho nhiều hộ sản xuất nhỏ lẻ thất thu, thậm chí có hộ còn bỏ nghề để đi làm thuê, làm mướn.

chổi 2.jpg 

 Bà Phạm Thị Thi (sơ mi trắng) Chủ tịch Hội LHPN xã Phú Trung trao đổi công việc làm ăn với bà Phượng

 

         Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, nhờ nguồn nguyên liệu dồi dào từ các tỉnh Đắc Nông, Đắc lắc, Buôn Mê Thuột, Huế... cung cấp, nên các cơ sở sản xuất đã không còn phải lo nguyên liệu đầu vào, mặt khác đầu ra cũng được mở rộng không chỉ trong nước mà còn xuất sang Campuchia, Đài Loan, Nhật… nên chính quyền nơi đây đang gấp rút vận động các cơ sở thành lập HTX và xây dựng thương hiệu cho chổi đót Phú Trung.

         Ông Trương Đình Chính Phó Chủ tịch UBND xã Phú Trung, cho biết cái khó hiện giờ là nhiều hộ sản xuất nhỏ lẻ còn e ngại việc tham gia HTX sẽ phát sinh thêm nghĩa vụ thuế, nên họ không mấy mặn mà. "Chúng tôi mong rằng, các ngành chức năng sẽ có cơ chế, chính sách hỗ trợ ban đầu cho các cơ sở khi thành lập Hợp tác xã, điều này không những giúp cho các cơ sở mạnh dạn tham gia hợp tác xã, làm ăn lớn, mà còn giúp cho địa phương hoàn thành được chỉ tiêu số 13 trong xây dựng xã nông thôn mới." Ông Chính chia sẻ.

Phú Lâm

Hình minh họa

Tin nổi bật

Yes

Loại tin con

 

LoaiTinCon:ID

 

ViewCount

1,458

Audio File Name

 
Approval Status Approved
 

Attachments

Created at 12/30/2016 3:41 PM by dongnai\bbt-tp
Last modified at 3/27/2024 5:52 PM by System Account