Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Home

:

Tin tức - bài viết: Khá lên nhờ nghề sản xuất đèn cầy

Title

Khá lên nhờ nghề sản xuất đèn cầy

Loại tin

Thương mại - Dịch vụ - Du lịch

Loại tin:ID

77

Đoạn tin ngắn

Đến với nghề sản xuất đèn cầy (nến) như một cơ duyên, khi tuổi đời đã bước sang 57 mà tuổi nghề chưa tròn 2 năm. Thế nhưng, bằng sự chịu khó tìm tòi, học hỏi của bản thân và sự trợ giúp của Hội LHPN xã, hiện tại nghề này đã mang lại cho bà Hoàng Thị Tơ ở ấp Phú Hợp A xã Phú Bình huyện Tân Phú nguồn thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng, ngoài ra còn giải quyết cho nhiều lao động ở địa phương có việc làm và thu nhập ổn định.

Nội dung

 

*Cơ duyên tìm đến

          Chồng mất từ năm 2000, để lại cho bà Tơ 4 đứa con gái đang tuổi ăn, tuổi học và 1 ít đất đai trồng hoa màu làm kế sinh nhai. Thương con, bà Tơ đã cố gắng vượt lên chính mình, một thân tạo dựng sự nghiệp, làm kinh tế từ ruộng, rẫy và chăn nuôi nhỏ lẻ để nuôi 4 nên người, có công ăn, việc làm ổn định. Đầu năm 2016, nghe tin trong ấp có người muốn chuyển giao lại dây chuyền và công nghệ sản xuất đèn cầy để đi nơi khác sinh sống, bà đã bàn bạc với các con và thống nhất mua lại toàn bộ số dây chuyền này với số tiền hơn 300 triệu đồng tích cóp được từ nhiều năm.

 Nhờ tiếp thu tốt những chỉ dẫn từ người cũ, cộng với chịu khó nghiên cứu thị trường và tìm đầu ra cho sản phẩm, sau gần 1 năm gắn bó, hiện mỗi tháng bà Tơ đã xuất bán ra thị trường trung bình 1 tấn đèn cầy, trừ mọi chi phí cũng còn dư trên 15 triệu đồng.

Bà Tơ bên khung máy chế biến nến.JPG
Bà Tơ bên khung máy chế biến nến.JPG
Bà Tơ bên khung máy chế biến nến.​
          Mới đây bà Tơ đã thành lập cơ sở sản xuất đèn cầy mang tên Đăng Quang và kinh doanh thêm các loại nhang, đèn, vàng mã. Sản phẩm đèn cầy của cơ sở Đăng Quang từ đó không chỉ được bán trong địa bàn huyện, mà còn xuất đi các địa phương khác trong và ngoài tỉnh như Bảo Lộc, Bù Đăng, Long Khánh, Dốc Mơ, Gia Kiệm, Phú Túc... được mọi người đánh giá cao.

*Quyết tâm làm ăn lớn

Đặc biệt, được sự giới thiệu của Hội LHPN xã Phú Bình, bà Tơ đã mạnh dạn vay thêm một ít vốn từ quỹ ĐaRiu để đầu tư thêm máy móc. Hiện tại trong xưởng đã có tới 15 khung máy với đủ kích cỡ bao gồm khung chỉ làm tim nến loại to, loại trung và loại nhỏ, máy pha trộn màu cho nến, lò nấu sáp, máy thổi hơi làm sạch đèn cầy v.v... 

          Bà Tơ cho biết "Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu của người tiêu dùng cũng được nâng cao. Hiểu được điều đó, cơ sở chúng tôi luôn tìm tòi và sáng tạo ra những sản phẩm nến với mẫu mã ngày càng phong phú, đa dạng để đáp ứng tốt nhất thị hiếu của khách hàng."

 Bà Tơ bên công đoạn đóng gói sản phẩm cùng các lao động tại cơ sở.JPG
Bà Tơ bên công đoạn đóng gói sản phẩm cùng các lao động tại cơ sở

          Ông Huỳnh Tấn Nam xã Sùng Nhơn huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận là một trong những "khách hàng ruột" của bà Tơ đến lấy hàng trong dịp này, cho biết gần noel và tết nên nhu cầu mua hàng của người dân tăng mạnh, ông phải tranh thủ chuyến này lấy vài chục kg sáp về bán cho kịp. "Sáp của cơ sở Đăng Quang nhiều mẫu mã, màu sắc bắt mắt, lại rất chất lượng. Còn bà chủ thì là người làm ăn rất thoải mái và uy tín, nên dù có xa tí tôi cũng thích lấy hàng ở đây." Ông Nam cho hay.

          Việc làm ăn thuận lợi của bà Tơ cũng kéo theo thu nhập ổn định của những người lao động nơi đây và cả những chị em không có điều kiện làm trực tiếp tại cơ sở. "Công việc chế biến sáp không có gì khó, mà chỉ có việc lúc nặng, lúc nhẹ, nhưng được cái công việc có đều quanh năm, lương tháng cũng hơn 4 triệu nên mình cũng thấy thoải mái." Anh Tạ Thanh Phong một lao động đang chế biến sáp tại cơ sở Đăng Quang chia sẻ.

          Chị Nguyễn Thị Thúy Chủ tịch Hội LHPN xã Phú Bình, cho biết mô hình sản xuất sáp của bà Tơ rất hay, nên Hội LHPN xã cũng luôn đồng hành với bà trong suốt quá thời gian qua. Cụ thể, Hội đã tín chấp cho bà vay vốn từ quỹ ĐaRiu để mua thêm máy móc chế biến sáp, giới thiệu các chị em đến tham quan, học việc, để nhận hàng về gia công. Đặc biệt, tới đây bà Tơ sẽ cùng Hội LHPN huyện đem sản phẩm sáp đến giới thiệu tại gian hàng sản phẩm địa phương do Hội LHPN tỉnh Đồng Nai tổ chức lần đầu tiên tại ĐH Hội LHPN tỉnh lần thứ IX nhiệm kỳ 2016 - 2020 để mọi người biết đến và tìm cơ hội hợp tác làm ăn.

          Được biết, tới đây ngoài việc chế biến sáp bà Tơ còn có ý định đầu tư thêm ngành nghề sản xuất nhang, vì đây cũng là một sản phẩm đi cùng với đèn cầy và thị trường cũng rất rộng lớn. Về lâu dài, bà Tơ sẽ hướng các con đi theo con đường của mình đã chọn, để biến nghề sản xuất sáp và nhang trở thành nghề truyền thống của gia đình.

Phú Lâm


 

Hình minh họa

Tin nổi bật

Yes

Loại tin con

 

LoaiTinCon:ID

 

ViewCount

567

Audio File Name

 
Approval Status Approved
 

Attachments

Created at 12/27/2016 9:50 AM by dongnai\bbt-tp
Last modified at 4/19/2024 2:46 AM by System Account