Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Title

Ủy ban kiểm tra Huyện ủy

NoiDung

UỶ BAN KIỂM TRA HUYỆN ỦY

 

I. Chức năng, tổ chức của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy:
- Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy là cơ quan kiểm tra, giám sát chuyên trách của Ban chấp hành Đảng bộ huyện thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn do Điều lệ Đảng quy định và các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng; tham mưu giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy thực hiện và lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong toàn Đảng bộ huyện.
- Ủy ban kiểm tra Huyện ủy do Ban Chấp hành Đảng bộ huyện bầu, gồm một số đồng chí trong Ban chấp hành Đảng bộ huyện và một số đồng chí ngoài Ban Chấp hành Đảng bộ huyện. Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy do Ban Chấp hành Đảng bộ huyện bầu trong số các thành viên Ủy ban Kiểm tra; các phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy do Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy bầu trong số các thành viên Ủy ban Kiểm tra; các thành viên Ủy ban Kiểm tra, chủ nhiệm và các phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy được Ban Thường vụ Tỉnh ủy chuẩn y. Chủ nhiệm và các phó chủ nhiệm là tập thể thường trực của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy. Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy phân công một đồng chí phó Chủ nhiệm Thường trực.
- Tổ chức bộ máy cơ quan Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy do Ban Thường vụ Huyện ủy quyết định.
II. Nhiệm vụ, quyền hạn
1/ Trách nhiệm, quyền hạn của Ủy Ban Kiểm tra Huyện ủy:
- Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, chương trình công tác kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ, hàng năm, 6 tháng, quý; chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra, giám sát; triệu tập và chỉ đạo hội nghị cán bộ kiểm tra toàn Đảng bộ huyện.
- Trực tiếp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng theo Điều 32 Điều lệ Đảng, theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng và chịu sự chỉ đạo kiểm tra, hướng dẫn của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
- Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát do Ban Chấp hành Đảng bộ huyện và Ban Thường vụ Huyện ủy giao.
- Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy được cử đại diện là thành viên Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy dự các kỳ họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ cấp ủy trực thuộc huyện, các ban ngành đoàn thể huyện để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát do Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy quy định.
- Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy được sử dụng công khai các phương tiện như máy ghi hình, ghi âm và các phương tiện kỹ thuật khác để lưu trữ các tư liệu cần thiết phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát và xem xét xử lý kỷ luật trong Đảng bộ huyện.
- Khi tiến hành công tác kiểm tra, giám sát, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy có quyền yêu cầu tổ chức đảng và đảng viên báo cáo tình hình, cung cấp tài liệu về những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát; yêu cầu các tổ chức đảng có liên quan phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát; khi cần thiết có quyền trưng dụng một số cán bộ, chuyên viên của các Ban xây dựng Đảng, các cơ quan và các ngành liên quan trong huyện để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát sau khi đã thống nhất với lãnh đạo của các cơ quan liên quan.
Trong quá trình kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện có những quyết định hoặc việc làm có dấu hiệu sai trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và vi phạm phẩm chất đạo đức của đảng viên sẽ gây tác hại nghiêm trọng đến uy tín và sự lãnh đạo của Đảng thì Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy được quyền yêu cầu cấp ra quyết định hoặc có việc làm sai trái đó tạm đình chỉ những việc đang làm; đồng thời báo cáo kịp thời Ban Thường vụ Huyện ủy xem xét quyết định.
Qua công tác kiểm tra, giám sát, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy đề nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy thi hành kỷ luật, thay đổi hình thức kỷ luật đối với đảng viên theo thẩm quyền; yêu cầu tổ chức và cá nhân có thẩm quyền thi hành kỷ luật, thay đổi hình thức kỷ luật về chính quyền và đoàn thể đối với đảng viên; nếu tổ chức và cá nhân có thẩm quyền thi hành kỷ luật không thực hiện thì Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy báo cáo Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy giải quyết và kiến nghị xem xét trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đó.
- Khi được mời, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra do Thường trực Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy phân công được dự họp với Ban Thường vụ Huyện ủy bàn về công tác kiểm tra, giám sát, công tác xây dựng Đảng và các công tác có liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát.
- Phối hợp với các Ban xây dựng Đảng Huyện ủy giúp Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát; tổ chức lực lượng để tiến hành kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên theo điều 30 Điều lệ Đảng. Đồng thời tham mưu giúp Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng, về những giải pháp nhằm giữ vững nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng, trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, tăng cường kỷ cương của Đảng, phòng ngừa vi phạm kỷ luật của tổ chức Đảng và đảng viên.
Báo cáo các vụ kỷ luật, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy.
Hướng dẫn và kiểm tra các cấp ủy, tổ chức Đảng cấp dưới và đảng viên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.
Chủ động tham gia ý kiến và kiến nghị những vấn đề liên quan đến công tác cán bộ nói chung và đối với cán bộ thuộc diện Huyện ủy quản lý.
Được ủy quyền tổ chức triển khai các quyết định, kết luận, thông báo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy về thi hành kỷ luật, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật; theo dõi đôn đốc, kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên có liên quan trong việc thực hiện các quyết định, kết luận, thông báo đó.
- Quyết định những vấn đề về tổ chức, cán bộ và Nội quy làm việc của cơ quan Ủy ban Kiểm tra Huyện Ủy; hướng dẫn Ủy ban Kiểm tra các Đảng ủy về tổ chức bộ máy; cùng Ban Tổ chức Huyện ủy quản lý cán bộ của ngành.
- Chủ động phối hợp với Văn phòng Huyện ủy, Ban Tổ chức Huyện ủy và các cơ quan liên quan giúp Huyện ủy giám sát việc chấp hành quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện và Ban Thường vụ Huyện ủy.
2./ Trách nhiệm, quyền hạn của thành viên Ủy ban Kiểm tra Huyện Ủy:
a. Được Ủy Ban Kiểm tra Huyện ủy phân công phụ trách một hoặc một số chuyên đề, địa bàn; chịu trách nhiệm chính trước Ủy ban Kiểm tra về hoạt động công tác kiểm tra, giám sát thuộc phạm vi phụ trách theo đúng quy định của Điều lệ Đảng, Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy và quy định về chức năng nhiệm vụ của cơ quan Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy.
Thành viên Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy được dự các kỳ họp của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (trừ những trường hợp cần bàn riêng), Ban Thường vụ Đảng ủy cơ sở, các ban ngành đoàn thể huyện để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát.
b. Tham gia xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban Kiểm tra; trực tiếp chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ do Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy phân công; tham gia các tổ (đoàn) kiểm tra, giám sát do Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy hoặc Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy quyết định thành lập.
c. Nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, biện pháp về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng; chủ động nắm tình hình, phát hiện, đề xuất biện pháp giải quyết những vấn đề quan trọng thuộc phạm vi phụ trách; theo dõi tình hình chấp hành quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện và quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy để báo cáo Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy.
d. Được cung cấp thông tin theo quy định của Huyện ủy. Dự đầy đủ các kỳ họp của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy; thảo luận, biểu quyết và cùng với Ủy ban Kiểm tra chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy về các quyết định đó.
e. Giữ mối liên hệ với cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra, các tổ chức Đảng trong phạm vi phụ trách. Phối hợp chặt chẽ với các thành viên khác của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công; giúp Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác trong phạm vi phụ trách; có ý kiến đề xuất, tham gia củng cố tổ chức, nhận xét, đánh giá cán bộ trong cơ quan và cán bộ trong ngành, góp phần xây dựng cơ quan, tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh.
3. Trách nhiệm, quyền hạn của Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy:
a. Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy và ngành cấp trên về toàn bộ hoạt động của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy. Thường xuyên giữ mối liên hệ công tác của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy với Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy và ngành cấp trên.
b. Chủ trì các hội nghị của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy và của Thường trực Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy; đề xuất những nội dung, chương trình cần thảo luận, giải quyết, nhằm phục vụ cho công tác xây dựng Đảng và giữ vững kỷ cương, kỷ luật trong Đảng, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy do Điều lệ Đảng quy định và nhiệm vụ do Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy giao.
c. Chỉ đạo và chủ trì một số cuộc kiểm tra hoặc thẩm tra, xác minh những trường hợp tổ chức Đảng, đảng viên là cán bộ thuộc diện Huyện ủy quản lý và các thành viên Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy khi có dấu hiệu vi phạm hoặc bị tố cáo; nghe ý kiến trình bày của tổ chức Đảng, đảng viên bị thi hành kỷ luật hoặc khiếu nại kỷ luật thuộc thẩm quyền quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy và báo cáo đầy đủ với Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy xem xét quyết định.
d. Trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị nhân sự Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy giới thiệu để Ban Thường vụ Huyện ủy xem xét, trình Ban Chấp hành Đảng bộ huyện bầu bổ sung khi cần và trình Đại hội bầu cho nhiệm kỳ tiếp theo. Tham gia với cấp ủy trực thuộc huyện chuẩn bị nhân sự cho Ủy ban Kiểm tra nhất là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra các Đảng ủy cơ sở.
e. Thay mặt Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy ký các văn bản trình Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy, các quyết định về thi hành kỷ luật thuộc thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy; các quyết định liên quan đến tổ chức bộ máy, cán bộ của cơ quan Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy và một số văn bản quan trọng khác. Kiểm tra, đôn đốc các thành viên Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy thực hiện đúng quyền hạn và nhiệm vụ được phân công.
f. Giữa và cuối nhiệm kỳ, báo cáo kết quả công tác kiểm tra, giám sát trước Ban Chấp hành Đảng bộ huyện.
4. Trách nhiệm, quyền hạn của Thường trực Ủy ban Kiểm tra và các phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy:
a. Thường trực Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy chịu trách nhiệm triệu tập các kỳ họp Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy, thay mặt ủy ban chỉ đạo thực hiện chương trình công tác, các quyết định của Ủy ban Kiểm tra và một số nhiệm vụ cụ thể do Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy ủy nhiệm.
b. Các phó chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm tra Huyện ủy thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của thành viên Ủy Ban Kiểm tra Huyện ủy đã ghi tại điều 3 và điều 5 của quy chế này.
c. Phó chủ nhiệm thường trực thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của thành viên Ủy ban Kiểm tra tra. Giúp Chủ nhiệm giải quyết công việc hàng ngày của Ủy ban Kiểm tra; trực tiếp quản lý và điều hành cơ quan Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy thực hiện chương trình công tác và các quyết định của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy; ký các văn bản theo sự phân công của Ủy ban Kiểm tra và của Chủ nhiệm; thay mặt chủ nhiệm khi được chủ nhiệm ủy nhiệm.
 Điều 6: Nguyên tắc và chế độ làm việc của Ủy Ban Kiểm tra Huyện ủy:
1. Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy làm việc dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, giám sát của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, mà trực tiếp thường xuyên là Ban Thường vụ; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Ủy ban Kiểm tra cấp trên.
Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy chấp hành các kết luận, quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng. Trường hợp Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy có ý kiến khác với kết luận, quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy thì Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy chấp hành các kết luận, quyết định đó nhưng có quyền bảo lưu; nếu ý kiến khác với Ban Thường vụ Huyện ủy thì báo cáo Ban Chấp hành Đảng bộ huyện xem xét; nếu ý kiến khác với Ban Chấp hành Đảng bộ huyện thì báo cáo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy xem xét.
Các ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện có quyền chất vấn về hoạt động của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy. Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy có trách nhiệm trả lời chất vấn về những nội dung liên quan đến trách nhiệm và thẩm quyền được giao.
2. Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy mỗi tháng họp 01 lần và khi cần thì thường trực Ủy ban Kiểm tra có thể triệu tập họp bất thường.
3. Khi tiến hành công tác kiểm tra, giám sát, nếu tổ chức Đảng và đảng viên được kiểm tra, giám sát thấy có những vấn đề cần tham gia góp ý kiến thì phản ảnh với Chủ nhiệm hoặc Thường trực Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy; không được gây khó khăn trở ngại cho việc kiểm tra, giám sát. Khi báo cáo với Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy phải báo cáo đầy đủ những ý kiến khác với ý kiến của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy để Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy xem xét, quyết định.
4. Các quyết định, kết luận, thông báo của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng phải được thông báo công khai bằng hình thức thích hợp đến tổ chức Đảng và đảng viên có liên quan; tổ chức Đảng cấp dưới và đảng viên có liên quan phải chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định, kết luận của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy. Trường hợp có ý kiến khác thì được quyền khiếu nại, báo cáo Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy xem xét, quyết định.
Điều 7: Chế độ làm việc của Thường trực Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy:
1. Thường trực Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy thường xuyên giữ chế độ hội ý tuần để giải quyết công việc.
2. Thường trực Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy chịu trách nhiệm trong việc báo cáo Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng; về hoạt động của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy, Ủy ban Kiểm tra các Đảng ủy và công tác kiểm tra của các chi bộ cơ sở theo chế độ: báo cáo hàng tháng, quý, năm, báo cáo sơ kết, tổng kết và các báo cáo khác khi có yêu cầu.
3. Hàng năm hoặc khi có yêu cầu, tập thể Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy và từng thành viên Ủy ban Kiểm tra tự phê bình và phê bình, tập trung ở những nội dung: phẩm chất chính trị, thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, phẩm chất đạo đức, lối sống. Giữa và cuối mỗi năm, hoặc giữa và cuối nhiệm kỳ, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy tiến hành sơ, tổng kết hoạt động công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng bộ; sơ, tổng kết một số nhiệm vụ được giao của Ủy ban Kiểm tra các cấp trong huyện và tham mưu cho Huyện ủy sơ, tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Huyện ủy; tổng kết việc thực hiện Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy để báo cáo Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy.
 
THÔNG TIN LÃNH ĐẠO


​1. Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra
 
 - Họ và tên: Nguyễn Hồng Thanh

- Số Điện Thoại: 02513.856237

          

2. Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra

Họ và tên: Nguyễn Tiến Thịnh

- Số Điện Thoại: 02513.856237​


3. Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra

Họ và tên: Đinh Thành Nam

- Số Điện Thoại: 02513.856237​


TrucThuoc

Huyện ủy

TrucThuoc:ID

5

Attachments

Created at 11/30/2016 3:19 PM by System Account
Last modified at 1/29/2024 2:35 PM by Nguyen Pham Tuyen